Nga nêu điều kiện gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, khẳng định phụ thuộc vào phương Tây
Ngày hôm qua 17/10, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin gặp Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Martin Griffiths tại Moscow để bàn về điều kiện gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.
Ông Fomin khẳng định, việc gia hạn thỏa thuận bước ngoặt về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen sẽ phụ thuộc vào khả năng phương Tây nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga.
Phía Nga cho biết, tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với các dịch vụ logistics, thanh toán, vận chuyển và bảo hiểm đã ngăn nước này xuất khẩu phân bón và hóa chất như amoniac.
Ngoài ra, việc nới lỏng các lệnh cấm này là một phần quan trọng của thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian hồi tháng 7.
Trước đó ngày 16/10, người đứng đầu Liên minh ngũ cốc Nga (RGU) Arkady Zlochevsky cho hay, sản lượng ngũ cốc nước này năm 2022 có thể đạt mức kỷ lục hơn 140 triệu tấn.
Ông Zlochevsky nói: “Ngay cả khi chúng ta tính tất cả các giới hạn dưới tối đa có thể, chúng ta vẫn đạt kỷ lục lịch sử về vụ thu hoạch không dưới 140 triệu tấn”. Ông còn lưu ý rằng, vụ thu hoạch ngũ cốc kỷ lục trước đó là năm 2017 với 135,4 triệu tấn.
Tuy nhiên theo ông Zlochevsky, được mùa cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho thị trường. Đó là giá trong nước đã giảm xuống mức hoàn toàn không thể chấp nhận được và hiện đang ở mức giá vốn.
Vì lý do này, người nông dân không sẵn sàng bán và vận chuyển ngũ cốc đến nhà kho, mà cất giữ trong các kho thóc, chờ thời điểm tốt hơn.
Trong khi đó, biện pháp chính để hỗ trợ các nhà sản xuất ngũ cốc Nga là tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này vẫn bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt quốc tế.
Ông Zlochevsky nói: “Chúng ta cần xuất khẩu ít nhất 60 triệu tấn ngũ cốc, nhưng với tốc độ như hiện nay, những con số này là không thể đạt được".
👉Căng thẳng giữa Ukraine - Nga dường như đang dần quay trở lại tác động mãnh mẽ lên thị trường ngũ cốc, khi số liệu xuất khẩu không khả quan làm dấy lên những lo ngại về an ninh lương thực trong tương lai. Đặc biệt là sản phẩm LÚA MÌ, khi cả Nga và Ukraine là 2 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
♻️Đầu tư HĐTL Lúa mì hợp pháp thông qua Sở hàng hóa Việt Nam
Lúa mì - kỳ hạn tháng 12 (Phiên giao dịch ngày 18/10/2022)
◾️Xu hướng chính: ĐI NGANG
Giá lúa mì trong phiên hôm qua không có nhiều biến động. Hiện tại, giá đang chịu áp lực bởi nỗ lực đàm phán của Liên Hợp Quốc với chính quyền Moscow cho việc gia hạn thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc tại Ukraine. Ngoài ra, theo báo cáo kiểm tra xuất khẩu hôm qua công bố, lượng xuất khẩu lúa mì trượt kì vọng cũng là nguyên nhân áp lực lên giá.
Về mặt kỹ thuật, trước mắt các nhà đầu tư có thể canh nhịp hồi trong phiên để mở vị thế BÁN và giao dịch trong ngày. Tuy nhiên, rủi ro chính trị liên quan đến thông tin căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn còn hiện hữu và có thể khiến giá lúa mì biến động mạnh bất kì lúc nào. Vì vậy, NĐT khi vào lệnh chỉ nên giao dịch trong ngày, và tuyệt đối tuân thủ chốt lời và cắt lỗ.
❗️Khuyến nghị trong ngày:
-------------------------------------------
Ngọc Linh tổng hợp tin tức từ Reuters, Bloomberg,...
Website: https://vct.com.vn/
https://hct.vn/motk?mid=01201338
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận