New Concept Store: Cửa hàng trải nghiệm
Trong lĩnh vực bán lẻ dịch vụ, các thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh nhau bán cho khách hàng chiếc áo đẹp hơn, chiếc quần bền hơn, hay chai serum dưỡng da sáng mịn hơn, mà còn cạnh tranh ở cả những trải nghiệm ưu việt cho khách hàng, vì nhu cầu của khách hàng ngày càng quan tâm đến trải nghiệm trong cửa hàng & các dịch vụ có liên quan.
Các thương hiệu đang dẫn dắt thị trường liên tục cho ra đời những loại cửa hàng mới với những trải nghiệm đặc sắc, không những phù hợp với định vị của Brand, vừa phù hợp với thị hiếu & sở thích của tập khách hàng, mà còn phù hợp với cả văn hóa địa phương. Ví dụ kinh điển là các cửa hàng trải nghiệm của Starbucks được bản địa hóa rất cao bằng kiến trúc & vật liệu, tạo cảm giác là cửa hàng hòa nhập vào khung cảnh ở khu vực địa phương đó.
Các cửa hàng có những trải nghiệm mới lạ mà vượt ra khỏi phạm vi chỉ thuần bán hàng, được gọi là các Cửa Hàng Trải Nghiệm – New Concept Store (hay còn gọi là Flagship Store).
Thiết kế trải nghiệm cho New Concept Store tập trung tối đa vào cảm giác của con người với sự đầu tư rất nhiều ở cả kiến trúc bên ngoài lẫn nội thất bên trong, nhằm kích hoạt tối đa các giác quan của khách hàng, khơi gợi sự thích thú & tin tưởng dành cho thương hiệu, và dẫn đến kết quả mua hàng.
Một số ví dụ về các New Concept Store trên thế giới:
1. Cửa hàng Starbucks Pick-Up ở Mỹ: đi theo Concept “Ghé vào lấy rồi đi” tạo ra trải nghiệm rất trendy trong bối cảnh của công nghệ lên ngôi, đó là khách hàng tải app, đặt order ở 1 cửa hàng Pick-up nào đó, rồi nhận order khi tạt ngang cửa hàng đó.
2. Showroom BMW Luxury Class ở Hongkong: đi theo Concept “Kích hoạt cả 5 giác quan cùng 1 lúc” tạo ra trải nghiệm đặc sắc với thiết kế sang trọng cực kỳ chi tiết, tỉ mỉ, tinh tế, mang tính nghệ thuật đương đại bởi các nhà thiết kế nội thất hàng đầu thế giới.
3. Cửa hàng The Body Shop ở Anh Quốc: đi theo Concept “Xanh” mang lại cảm giác thân thiện với môi trường với điểm nhấn là trải nghiệm Re-fill các sản phẩm chăm sóc cá nhân bằng những chai lọ làm từ nhựa tái chế.
4. Cửa hàng H&M ở Thụy Điển: đi theo concept kết hợp cả “Hoa & Cafe” mang lại trải nghiệm thư giãn, chậm rãi hơn nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở lại cửa hàng lâu hơn, như thế là cải thiện xác suất chi tiền nhiều hơn cho các món đồ ở H&M.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận