menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thanh Huyền

Nên tăng giá điện giờ cao điểm, hạ giá giờ thấp điểm

Giá hàng hóa, thực phẩm tăng, giá điện tăng, học phí tăng, thất nghiệp tăng,...mọi thứ đều tăng, gánh nặng chi phí đè lên vai người lao động.

Trong bữa cơm tối, chương trình thời sự phát thông báo về tình hình nắng nóng kèm với lời kêu gọi mọi người tiết kiệm điện giờ cao điểm.

Vợ tôi liền quay ra bảo: "Phải nói rõ là giờ cao điểm là mấy giờ thì người dân mới biết mà tiết kiệm chứ" rồi quay qua hỏi tôi: "Anh có biết mấy giờ là giờ cao điểm không?".

Tôi bảo giờ nào mà mọi người dùng nhiều thì đấy là giờ cao điểm, cũng như giao thông. Buổi sáng tất cả mọi người đều ra đường đi làm, rồi buổi chiều mọi người đều từ cơ quan về nhà thì cứ giờ nào đường đông thì là giờ cao điểm.

Đối với điện thì ban ngày khi các nhà máy, công xưởng, văn phòng bắt đầu làm việc, buổi tối khi nhà nhà bật đèn, đun nấu... thì đấy là giờ cao điểm điện. Với một người chuyên ngành điện như tôi câu hỏi đó không khó nhưng với những người không có chuyên môn thì việc kêu gọi tiết kiệm điện giờ cao điểm liệu có phải sự khả thi?

Điện năng vốn là loại hàng hóa tương đối đặc biệt bởi tính chất khó lưu trữ, khó vận hành và truyền tải lớn. Nhu cầu thì luôn tăng theo sự phát triển của kinh tế nhưng nguồn cung cấp và sản xuất thì hữu hạn, nguồn cấp và nguồn tiêu thụ không ổn định.

Chính vì thế phần lớn các nước trên thế giới đều đặt lĩnh vực điện dưới sự quản lý của nhà nước cho dù vẫn khuyến khích các nhà phát triển và cung ứng điện tư nhân.

Thời gian gần đây, có rất nhiều tranh luận của cả người dân, cơ quan quản lý nhà nước và cả trên nghị trường Quốc hội về chuyện giá điện tăng nhưng nguồn điện tái tạo lại thừa và chậm trễ trong đấu nối và đám phám giá mua và bán điện.

Mới đây Bộ Công thương cũng đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII, góp phần giải tỏa vấn đề nguồn điện tái tạo ở các dự án hoàn thành sau thời hạn giá FIT. Với các nhà đầu tư và cả EVN quy hoạch điện VIII là sự chờ đợi mòn mỏi trong suốt hai năm qua (Theo kế hoạch thì Quy hoạch điện VIII sẽ được phê duyệt vào cuối năm 2020). Nhưng sau nhiều hy vọng và chờ đợi thì tôi cũng như nhiều người làm điện vẫn thấy có nhiều thứ vẫn chưa ổn thỏa từ quy hoạch điện VIII đó là cách xây dựng giá điện theo thị trường.

Giá điện theo vùng, theo những đề cập trước đây của Quy hoạch điện VIII có đề cập việc tính giá điện theo bốn vùng, nhưng hiện nay điều này không còn được đề cập trong quy hoạch mới được duyệt.

Như đã đề cấp về những đặc điểm đặc thù của điện ở trên, có thể thấy nguồn điện ở Việt Nam có sự phân bố khác nhau rất lớn giữa các vùng trong cả nước. Miền Bắc đặc thù là nguồn thủy điện (khoảng 45%) và nhiệt điện than (khoảng 50%). Bắc Trung bộ có một phần là nguồn nhiệt điện than, một phần là thủy điện và một phần nhỏ của các nguồn tái tạo khác như điện gió, mặt trời.

Ở Nam Trung bộ nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng khá nhỏ, một phần từ điện khí và nguồn điện gió và mặt trời tương đối dồi dào. Nam Bộ một phần từ thủy điện, điện khí phần, còn lại từ các nguồn tái tạo điện gió và mặt trời.

Có thể thấy nguồn cấp điện có sự khác biệt khá nhiều giữa các vùng do yếu tố địa lý, nguồn tài nguyên phân bổ mỗi vùng. Chính vì vậy giá đầu vào của mỗi nguồn điện mỗi vùng là rất khác nhau, phụ tải điện mỗi vùng cũng khác nhau do sự khác nhau về kinh tế giữa các vùng.

Vậy việc định giá bán điện từng vùng khác nhau sẽ giúp tối ưu hóa nguồn điện giá rẻ mỗi vùng cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm nguồn điện giữa các vùng. Điều này cũng giúp giảm chi phí phải đầu tư vào đường truyền tải như chúng ta đã làm trong 30 năm qua ở đường dây điện cao thế 500 kV Bắc -Nam.

Với mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050 việc xây dựng những dự án điện mặt trời và điện gió ở miền Bắc là rất quan trọng nhưng liệu với giá điện gió và mặt trời như hiện nay liệu có nhà đầu tư nào dám làm ở miền Bắc? Trong khi nguồn điện này ở miền Nam lại quá dư thừa mà không thể truyền tải cũng như tiêu thụ hết.

Vấn đề tính giá điện theo giờ, theo ngày và theo mùa chưa bao giờ được đề cập trong quy hoạch điện. Ở các nước trên thế giới, dù điện năng chịu sự chi phối của nhà nước nhưng việc phân định giá bán theo từng thời điểm khác nhau trong ngày, tuần hay mùa vẫn được tính đều bởi nó phù hợp với tính thị trường của tất cả các loại hàng hóa thông thường.

Hay nói cách khác đó là người tiêu dùng sẽ quyết định giá điện mà mình sử dụng. Chính điều này sẽ chấm dứt những tranh luận không ngừng của tất cả mọi người về chuyện tại sao giá điện lại tăng? Những điều tôi trình bày trên đây không phải điều gì mới mẻ nhưng nó lại là cái thiếu của Quy hoạch điện trong nhiều năm qua.

Mong rằng trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ có những quyết sách giúp thay đổi được thị trường điện, góp phần phát triển kinh tế cũng như phát triển ngành điện theo hướng thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
2 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại