menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Diệp Chi

Nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu: Tránh “vết xe đổ” từ Mexico

Theo VEPR, mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam theo "dấu chân" Mexico - trung tâm sản xuất của các công ty đa quốc gia nhưng thu nhập chính chỉ từ lương, không phát triển được năng lực công nghiệp nội địa.

Sáng 29/5, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 trước ngưỡng cửa nền kinh tế số, trong đó đưa ra các nội dung tổng quan về nền kinh tế thế giới về Việt Nam 2018.

Ngoài ra, báo cáo này cũng chỉ ra tương lai nền kinh tế số của Việt Nam, sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2019 và khuyến nghị chính sách.

Theo VEPR, Việt Nam mở cửa thương mại và đầu tư, trở tành điểm quan trọng trong thương mại toàn cầu. Việt Nam nổi lên như công xưởng châu Á, chuyên môn hoá ở khâu lắp ráp với sự dẫn dắt của các công ty nước ngoài.

Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến chiếm 42% và 40% giá trị xuất khẩu năm 2017, so với 11 và 41% năm 2006. Bước nhảy vọt này là kết quả của chiến lược hướng vào ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng như điện thoại, máy tính, đồ điện tử,...với sự xuất hiện của các tập đoàn lớn như Samsung Electronics, LG, IBM, Nokia và Intel,..

Tuy nhiên, các tập đoàn này chủ yếu nhập sản phẩm trung gian từ các chi nhánh nước ngoài, dẫn tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị lệch về liên kết phía sau. Ngoài điện tử, Việt Nam cũng tham gia tích cực trong các ngành thực phẩm, đồ uống, dệt may và giày dép,...

Cấu trúc thương mại của Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhập khẩu hàng hoá trung gian lên tới 47,9% lớn hơn rất nhiều lần so với xuất khẩu. Việt Nam tham gia mạnh vào liên kết phía sau hơn về phía trước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhờ mô hình nhập khẩu để xuất khẩu phục vụ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã có tăng trưởng liên tục trong suốt thập kỷ vừa qua, giúp giải quyết việc làm, dự trữ ngoại hối và cải thiện đời sống,..

Tuy nhiên, mô hình này có thể tồn tại bao nhiêu lâu phụ thuộc vào sự bền vững của mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu với 2 mấu chốt là điểm tắc nội sinh của mô hình và cách thức Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tránh "vết xe đổ" từ Mexico

Báo cáo từ VEPR cũng chỉ ra rằng, mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam theo "dấu chân" Mexico khi quốc gia này từng trở thành trung tâm sản xuất của các công ty đa quốc gia nhưng thu nhập chính chỉ từ lương, không phát triển được năng lực công nghiệp nội địa.

Với mức sống tăng lên, lợi thế lao động rẻ không còn trong tương lai, làn sóng công việc gia công lắp ráp sẽ chảy ra nước ngoài để lại nguy cơ thất nghiệp lớn cho Việt Nam. Vì vậy, gia công lắp ráp cần gắn với phát triển năng lực nội địa và nền tảng công nghệ quốc gia.

Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cấp toàn diện chuỗi giá trị bao gồm: Nâng cấp sản phẩm, quy trình, chức năng và nâng cấp ngành, giúp chuyển từ trung gian lắp ráp thành nhà sản xuất địa phương.

Tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0

Nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu: Tránh “vết xe đổ” từ Mexico

PSG, TS. Nguyễn Đức Thành phát biểu tại Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 trước ngưỡng cửa nền kinh tế số

PGS, TS. Nguyễn Đức Thành Viện trưởng VEPR nhận định, ứng dụng công nghệ của giai đoạn 4.0 có thể giúp GDP Việt Nam tăng từ 28,5 tỷ USD lên 62,1 tỷ USD năm 2030, giúp thu nhập đầu người tăng thêm từ 315 đến 640 USD.

Tuy nhiên, hai đặc điểm quan trọng trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được dẫn dắt bởi các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không mấy lạc quan bởi tự động hoá sẽ chuyển dịch việc làm từ thị trường lao động tay nghề thấp sang thị trường có lao động tay nghề cao và mô hình tích hợp quy trình sản xuất sẽ đưa nhà máy sản xuất đến gần với khách hàng hơn.

Việt Nam sẽ gặp rủi ro nếu các công ty đa quốc gia rời đi, vì vậy phải nhanh chóng nâng cấp trở thành điểm quản trị toàn bộ chuỗi chứ không đơn thuần chỉ tham gia một vài khâu, tương tự các mô hình như Hàn Quốc hay Đài Loan.

Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ định vị lại vai trò của các quốc gia tham gia chuỗi liên kết toàn cầu. "Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng tối đa các lợi thế về ví trí chiến lược trong khu vực, các ưu đãi về thuế quan, chi phí lao động khi tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do", ông Thành nhận định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại