NĐT trở nên nhạy cảm với thị trường? Sơ lược về phân tích ảnh hưởng vĩ mô tới TTCK
Hoạt động của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán luôn nằm trong một môi trường kinh doanh nhất định, ở đó có các yếu tố vi mô và vĩ mô. Trước khi nghiên cứu mội trường vi mô ( gồm các yếu tố nội tại của doanh nghiệp), NĐT không nên bỏ qua việc phân tích yếu tô vĩ mô, những yếu tố bên ngoài tác động đến hành vi bên trong của doanh nghiệp và toàn thị trường.
1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Những sự kiện như chiến tranh, bất ổn chính trị, bất kể lý do gì cũng có thể gây tổn hại, thậm chí gián đoạn hoạt động của TTCK và hiệu quả của các doanh nghiệp.
Các chính sách của chính phủ, các thay đổi trong quản lý, chi tiêu ngân sách, tổng tuyển cử, sự kiểm soát thắt chặt hay nới lỏng đối với các ngành nghề trong nền kinh tế có thể tạo các ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tương ứng.
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT
Chúng ta có thể thấy rằng dù làm bất kì việc gì cũng cần có sự ủng hộ từ phía luật pháp. Nền kinh tế thị trường có đặc điểm cơ bản là thị trường đóng vai trò chính trong việc phân bố sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Trong đó, chính phủ tác động đến thị trường bằng hệ thống luật pháp.
Bởi vậy, ảnh hưởng của môi trường pháp luật đến chứng khoán là không hề nhỏ.
- Luật chống độc quyền thường làm giảm giá cổ phiếu của các công ty bị điều chỉnh bởi nó
- Quy định tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài có thể khiến nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều cổ phiếu hơn, và đẩy giá lên cao.
3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KÌ KINH TẾ
Sự phát triển của nền kinh tế thường biến động theo những chu kì nhất định. GDP và tỷ lệ thất nghiệp là các biến số chính được sử dụng để xác định các pha của chu kỳ kinh tế. Thông thường, một chu kỳ kinh tế thường bao gồm các giai đoạn: Suy thoái - Hồi phục - Tăng trưởng - Đỉnh.
Chính phủ cũng đóng góp vào việc hình thành chu kỳ kinh tế khi luôn cố gắng đưa nền kinh tế vào giai đoạn tăng trưởng ổn định. NĐT sẽ thành công nếu nắm bắt được chu kỳ này. Họ sẽ đầu tư mạnh ở giai đoạn tăng trưởng và có xu hướng rút khỏi thị trường khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái.
Bên cạnh đó, việc đầu tư chứng khoán cũng phải phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế để lựa chọn cổ phiếu thuộc nhóm ngành phù hợp.
4. PHÂN TÍCH CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ
- Tỷ lệ lạm phát
- Tỷ lệ tăng trưởng
- Lãi suất
- Tỷ giá hối đoái: Ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (doanh nghiệp FDI, và đặc biến là doanh nghiệp xuất nhập khẩu...) đồng thời cũng ảnh hưởng đến hành vi của NĐT trong nước và nước ngoài.
- Cân đối thu chi ngân sách
- Chỉ số quản lý mua hàng PMI (Purchasing Managers Index) phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất
- Tăng trưởng tín dụng
Liên hệ trực tiếp để tìm hiểu sâu hơn về TTCK Việt Nam
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận