NĐT liên tục "cắt lỗ", thanh khoản vẫn "cắm đầu"
Nhiều nhà đầu tư tay ngang chấp nhận vay mượn lao vào thị trường bất động sản đang lúc “sốt đất” với mục đích “lướt sóng”, tuy nhiên hầu hết đều “chôn vốn” nên phải cắt lỗ.
Cơn sốt bất động sản vẫn đang tiếp tục lan rộng ở nhiều tỉnh thành, điều này phần nào tạo ra thế khó cho thị trường khi người có nhu cầu thực chờ "hạ nhiệt", còn người bán lại ngập ngừng rồi "hét giá", rồi khi qua cơn sốt đất, vội vàng bán lỗ nhưng vẫn không bán được.
Khi người bán nếu không chịu áp lực từ lãi vay sẽ không giảm giá, lấy mức giá bán kỳ vọng làm mặt bằng giá mới. Giao dịch chỉ xuất hiện nhiều ở người bán bị áp lực ngân hàng hoặc muốn thanh khoản nhanh nên chấp nhận bán bằng thời điểm các quý trước đó, hoặc giảm tối đa 5% để có giao dịch. Đó chính là lý do đâu đâu cũng thấy nhà đầu tư than thở không bán được hàng.
Nhìn nhận về thực tế này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh cho rằng, giá đất "thoát ly" giá trị thực không phù hợp với "quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu" và không phù hợp với thực tiễn của thị trường bất động sản, có thể trở thành "dao hai lưỡi" vừa thiệt hại cho người tiêu dùng, vừa có thể bất lợi cho chính các chủ đầu tư vì làm tăng lượng hàng tồn kho. Người muốn mua nhà không mua nổi, người muốn bán cũng khó xuống hàng. Cuối cùng không có mấy giao dịch, đường cung - đường cầu khó gặp nhau.
"Thu nhập của người dân không theo kịp với sự tăng giá của bất động sản. Chưa kể, trải qua 2 năm dịch bệnh, khả năng chi trả của người dân đã bị kéo xuống do công việc đứt gãy. Bước sang năm thứ 3, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động, giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, nguy cơ lạm phát khi đó sức mua nhà của người dân lại càng thấp", ông Châu phân tích.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận