Nâng hạng thị trường chứng khoán và triển vọng thị trường
1. Nâng hạng thị trường chứng khoán là gì?
Theo đánh giá và phân loại của MSCI, trên thế giới có khoảng 190 quốc gia có thị trường chứng khoán. Các thị trường chứng khoán được xếp vào 3 nhóm như sau:
Nhóm đầu tiên và thấp nhất là thị trường cận biên, gồm các quốc gia mà thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn đầu phát triển và bắt đầu mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như Việt Nam, Myanmar, Maroc, Iceland.
Nhóm thứ hai là thị trường mới nổi, với tính thanh khoản và quy mô vốn hóa lớn hơn, đồng thời mở cửa nhiều hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, cùng với khuôn khổ pháp lý tiến bộ hơn so với nhóm thị trường cận biên. Các quốc gia thuộc khối BRIC như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, cùng với Hàn Quốc và Đài Loan, đều thuộc nhóm này.
Nhóm cao nhất là thị trường phát triển, nơi điều kiện tài chính rất lý tưởng. Các thị trường này có tính thanh khoản cao, dễ mua dễ bán, và hành lang pháp lý chặt chẽ. Ví dụ như thị trường chứng khoán Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Nhật Bản, có quy mô thị trường vốn lớn.
Việc đánh giá và phân loại các thị trường trên thế giới được thực hiện bởi 3 tổ chức lớn: MSCI, FTSE Russell và S&P Dow Jones. Mỗi tổ chức có các tiêu chí đánh giá riêng.
2. Các bước tiến hướng đến nâng hạng thị trường
Việt Nam đang tiến gần hơn đến việc nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên (Frontier Market) lên mới nổi (Emerging Market). Những thay đổi quan trọng trong quy định và cải cách thị trường đã và đang được triển khai nhằm đáp ứng các tiêu chí khắt khe của các tổ chức xếp hạng như FTSE Russell và MSCI.
Bộ Tài chính đã thông qua Thông tư 68/2024/TT-BTC vs 2 ý chính sau:
- Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền (Non Pre-funding solution – NPS)
- Công bố thông tin bằng tiếng Anh: Từ ngày 1/1/2025, các công ty đại chúng niêm yết sẽ phải công bố thông tin định kỳ và bất thường bằng tiếng Anh, giúp tăng khả năng tiếp cận thông tin cho nhà đầu tư nước ngoài và tăng tính minh bạch của thị trường.
3. Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam
Nếu Việt Nam được đưa vào danh mục theo dõi cho hoạt động nâng hạng của FTSE Russell và xa hơn là đạt tiêu chuẩn nâng hạng theo tiêu chí của cả FTSE Russell và MSCI, đó sẽ là một cú hích mạnh mẽ, giống như một vụ nổ lớn "Big Bang", mở ra một chu kỳ mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Thu hút dòng vốn ngoại: Khi được nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam dự kiến sẽ thu hút khoảng 1,6 tỷ USD từ các quỹ ETF, chưa kể dòng vốn từ các quỹ chủ động có tổng tài sản gấp 5 lần so với các quỹ ETF.
- Tăng tính thanh khoản và minh bạch: Việc nâng hạng sẽ tăng tính thanh khoản, minh bạch và khả năng cạnh tranh của thị trường, thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức lớn.
Theo thống kê gần đây, các quốc gia được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, như Pakistan, Qatar, Ả Rập Xê Út, Argentina, và Brazil, thì chỉ số đại diện của 4 trong 5 quốc gia này đều tạo đỉnh cao nhất lịch sử khi có thông tin về việc nâng hạng thị trường. Chỉ có Ả Rập Xê Út không đạt được đỉnh cao mới, nhưng chỉ số của quốc gia này cũng tăng hơn 40% trong giai đoạn có tin tức liên quan đến hoạt động nâng hạng.
Việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi là một mục tiêu khả thi và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả thị trường và nền kinh tế. Các bước tiến trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tăng tính minh bạch và cải thiện điều kiện giao dịch đang đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu này. Với sự tham gia của dòng vốn ngoại và cải thiện chất lượng thị trường, các cổ phiếu blue-chip như Hòa Phát, Vietcombank, và Masan Group dự kiến sẽ là những cái tên hưởng lợi lớn nhất.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận