Nâng cấp hoạt động thương mại điện tử: Hạn chế bất cập phát sinh
Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại TP. Hồ Chí Minh phát triển với tốc độ nhanh nhưng đồng thời bộc lộ nhiều điểm tiêu cực trong kinh doanh. Nhiều mặt hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được chào bán công khai nhưng c
Ông Nguyễn Văn Bách - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh - cho biết, cùng với sự phát triển của nền tảng công nghệ thông tin, lĩnh vực TMĐT ngày càng phát huy thế mạnh và trở thành xu thế dẫn đầu trong thời điểm hiện nay. Các hình thức quảng cáo sản phẩm thông qua kênh facebook, website, sàn giao dịch điện tử… ngày càng phổ biến và dần trở nên quen thuộc, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đưa sản phẩm ra thị trường nhanh và hiệu quả.
Cùng với những thành tựu do TMĐT mang lại, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về việc quản lý kinh doanh hàng hóa qua mạng. Đây cũng là kênh phân phối nhiều mặt hàng không được nhập khẩu chính ngạch, không có hóa đơn chứng từ, hàng hóa giả mạo các thương hiệu lớn được đặt mua chủ yếu từ Trung Quốc dựa trên nhu cầu của thị trường. Người bán hàng qua mạng không cần phải có kho chứa trữ hàng hóa mà chỉ khi nhận được đơn đặt hàng từ người tiêu dùng mới bắt đầu tiến hành lấy hàng từ nhiều nơi khác nhau, do đó, gây khó khăn cho công tác trinh sát đối tượng. Hình thức kinh doanh này cũng tạo cơ hội cho hàng kém chất lượng được dễ dàng tung ra thị trường.
Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục QLTT (Bộ Công Thương) - nhìn nhận, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gần đây, phương thức bán hàng online qua zalo, Facebook... gian lận về chất lượng, mẫu mã, xuất xứ, hàng giả, hàng nhập lậu diễn ra phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều địa chỉ bán hàng online thông tin khai báo, đăng ký hoạt động kinh doanh không chính xác về nhân thân và địa chỉ; thường xuyên thay đổi địa điểm, không theo trình tự thời gian cụ thể nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Nguyên nhân là do công tác kiểm tra, kiểm soát qua các trang mạng điện tử chưa đi vào chiều sâu, chỉ mới xử lý phần lớn các trường hợp thiết lập website TMĐT bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; chưa khai thác thông tin nguồn gốc, nơi cất giấu và chứa trữ hay đầu mối cung cấp hàng hóa cho các đối tượng kinh doanh.
Để hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong hoạt động TMĐT, ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, tháng 4/2019, UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển ngành TMĐT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tổng hợp đầy đủ nội dung góp ý của các đơn vị chuyên môn có liên quan nhằm nâng cao chất lượng nội dung và tính khả thi của đề án. Sở Công Thương và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã ký hợp đồng về thực hiện đề án để nghiên cứu, xây dựng.
UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã chấp thuận kế hoạch khảo sát, nghiên cứu xây dựng Sàn giao dịch hàng hóa, trước mắt là xây dựng Sàn giao dịch lợn hơi. Khi sàn giao dịch lợn hơi trở thành hiện thực, ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hình thành các sàn giao dịch các loại hàng hóa khác nhằm phát triển hoạt động thương mại - dịch vụ hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế. Từ đó, xây dựng những quy chuẩn để quản trị hoạt động TMĐT tốt hơn.
Trong tháng 7/2019, các chuyên viên của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã có chuyến khảo sát tại Đài Bắc và Đài Nam (Đài Loan, Trung Quốc) nhằm trao đổi kinh nghiệm về quản trị, điều hành sàn giao dịch hàng hóa chuyên nghiệp. |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận