24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngô Vũ Sơn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nâng cao ý thức bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp Việt

Thông tin gạo ST24, ST25 đã bị 4 doanh nghiệp nước ngoài "nhanh tay" đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ vừa được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) xác nhận qua phản ánh của doanh nghiệp. Như vậy, sau cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc, giờ đã có thêm một thương hiệu nông sản của Việt Nam bị doanh nghiệp khác đăng ký thương hiệu ở nước ngoài.

Bên lề hội thảo Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021 với chủ đề: Tận dụng đòn bẩy Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Việt, phỏng vấn ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại xung quanh câu chuyện nông sản Việt có nguy cơ mất thương hiệu và những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, gạo ST24, ST25 đang có nguy cơ bị mất thương hiệu. Vậy, doanh nghiệp sẽ thiệt hại như thế nào và theo ông cần phải làm gì để các thương hiệu khác tại Việt Nam không xảy ra việc tương tự?

Phải khẳng định rằng đến thời điểm hiện tại thương hiệu gạo ST24 và ST25 chưa mất mà chỉ đang có nguy cơ mất. Hiện nay ở Mỹ, qua thông tin nhận được, Cục Xúc tiến thương mại đã phát hiện ra trong website ở Mỹ đang có 5 hồ sơ đăng ký về bảo hộ nhãn hiệu thương mại cho gạo ST25.

Qua trao đổi, ông Hồ Quang Cua - người cùng các cộng sự lai tạo giống lúa ST25 cũng đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, giả sử ông Hồ Quang Cua đã nộp thì vẫn còn 4 hồ sơ nữa cũng đã nộp đăng ký.

Nếu chậm chân hoặc không có động thái sẽ dẫn tới có nguy cơ bị một công ty nào đó của Mỹ đăng ký và được cơ quan Chính phủ Mỹ cấp bảo hộ nhãn hiệu thì khi đó gạo của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, gạo của Việt Nam sẽ không được mang thương hiệu ST25 như được công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi gạo thế giới. Ngoài ra, nếu muốn có thương hiệu ST25 như vốn có thì khi xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải mua lại phí của doanh nghiệp hoặc là người đã đăng ký bảo hộ cho gạo ST25.

Điều này thực ra không phải là mới và đây là câu chuyện cũng khá phổ biến trong thương mại quốc tế từ lâu nay, nhưng gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với tất cả các doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò của thương hiệu trong kinh doanh thương mại quốc tế.

Bởi, khi sản phẩm của doanh nghiệp đã vươn ra thị trường thế giới và cũng là một trong những sản phẩm nổi tiếng thì cần phải có ý thức để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu thương mại. Hay, nói cách khác là cần phải bảo vệ chính thương hiệu của mình.

Với việc Việt Nam tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ có ý nghĩa như thế nào trong việc thúc đẩy xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Việt?

Việt Nam khi tham gia các FTA, cơ hội xuất khẩu rộng mở hơn nhờ được mở cửa thị trường cũng như cắt giảm thuế. Các sản phẩm ở Việt Nam trước đây chỉ nổi tiếng trong nước thì nay có cơ hội vươn ra tiếp cận nhiều hơn đến thị trường xuất khẩu trên thế giới đặc biệt là trên thị trường có FTA.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có ý thức bảo vệ thương hiệu trên các thị trường xuất khẩu này, nhất là xuất khẩu trọng điểm ở các thị trường có FTA bằng cách đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu thương mại sản phẩm xuất khẩu.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải thuê luật sư để theo dõi việc xâm phạm sở hữu trí tuệ và bản quyền nhãn hiệu thương mại trên các thị trường xuất khẩu. Từ đó, có động thái cần thiết và kịp thời nhằm bảo vệ được thương hiệu của mình.

Ông có thể đưa ra đánh giá chung về vị thế các thương hiệu sản phẩm của Việt Nam hiện nay và theo ông, doanh nghiệp Việt cần làm gì để định vị và nâng cao vị thế cạnh tranh?

Theo hàng loạt báo cáo cho thấy, thương hiệu các sản phẩm của Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới biết đến nhiều hơn và có giá trị ngày càng cao.

Nếu như trước đây vào những năm 2000, Việt Nam chưa có thương hiệu nào lọt Top 500 hoặc Top 50 thương hiệu lớn trên thế giới. Thế nhưng, những năm gần đây đã có rất nhiều thương hiệu của Việt Nam vào Top 500 hoặc Top 100 các sản phẩm thương hiệu nổi tiếng và có giá trị trên thế giới như: Viettel hay VNPT và hàng loạt những thương hiệu khác của Việt Nam.

Theo tôi, thương hiệu là một yếu tố quan trọng trọng sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thương mại quốc tế và các doanh nghiệp rất cần thiết đầu tư một cách bài bản và có ý thức xây dựng phát triển cũng như bao vệ thương hiệu.

Trong rất nhiều những cuộc hội thảo hay diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng một thương hiệu đã khó, nhưng việc phát triển và bảo vệ thương hiệu đó trên thị trường trong nước và quốc tế là một điều khó hơn. Nhưng quan quan trọng hơn là phải định vị rõ ràng thương hiệu cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Qua câu chuyện gạo ST25, doanh nghiệp Việt Nam cần rút ra kinh nghiệm gì để xây dựng và giữ vững thương hiệu ?

Thực ra ST25 không phải là mới mà là câu chuyện khá phổ biến ở trong thương mại quốc tế. Bởi một khi thương hiệu, sản phẩm đã nổi tiếng và có giá trị, có chất lượng sẽ luôn có nguy cơ bị xâm hại trên thị trường.

Điều này cho thấy, bài học cần rút ra đó là các doanh nghiệp khi có sản phẩm có giá trị, có thương hiệu tốt phải đi kèm với ý thức bảo vệ thương hiệu bằng cách bảo hộ pháp luật và nhận diện thương hiệu trên thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả