Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu phấn đấu tăng trưởng từ 6-8%
Bộ Công Thương dự báo, năm 2022, nhiều thuận lợi sẽ đến với hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhờ nhu cầu hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng.
Nhận định về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong năm 2022, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vaccine bổ sung và mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử… của Việt Nam.
Cùng với đó, một số nền kinh tế tiếp tục triển khai các gói kích cầu, thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người dân, qua đó thúc đẩy tiêu dùng các mặt hàng, trong đó có mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, các DN của Việt Nam đang khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục gia tăng, đặt ra nhiều cơ hội.
Tuy nhiên, khó khăn cũng sẽ không ít khi dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra trên thế giới làm xu hướng gia tăng chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại, chống toàn cầu hóa, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nhu cầu đối với dịch vụ logistics vẫn tăng mạnh. Giá cước vận chuyển đang ở mức cao nhất trong lịch sử...
"Trong năm 2022, dịch bệnh sẽ chưa thể chấm dứt và vẫn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến đời sống cũng như tình hình kinh tế của Việt Nam. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu hiện nay là làm sao để đảm bảo thích ứng an toàn với dịch bệnh để vẫn phòng bệnh hiệu quả nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh" – ông Trần Thanh Hải cho hay.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động của kinh tế thế giới. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang được hưởng lợi về giá.
Tuy nhiên, nhiều ngành hàng dựa vào nguyên liệu nhập khẩu nên sẽ chịu tác động của việc giá cả hàng hóa cơ bản, nguyên nhiên vật liệu thế giới tăng, giá cước vận tải chưa có dấu hiệu giảm, vẫn ở mức cao… khiến chi phí đầu vào sản xuất trong nước tăng, tạo áp lực lạm phát.
Tận dụng FTA để tăng trưởng xuất khẩu
Năm 2021, trong bối cảnh nhiều khó khăn song xuất khẩu vẫn đạt hơn 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao.
Việt Nam duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD. Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 tăng 6-6,5%, năm 2022 ngành Công Thương phấn đấu đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 6-8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2022, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Trong đó, tập trung tận dụng các cơ hội của các FTA quan trọng như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Cùng với đó, tập trung phát triển xuất khẩu sang các khu vực thị trường và mặt hàng xuất khẩu mới, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các nền tảng số. Chú trọng quản lý nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu biên mậu và nhập khẩu hàng hoá không thiết yếu, trong nước sản xuất được để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết (CPTPP, EVFTA…); khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2021-2030.
Nhận định về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong năm 2022, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vaccine bổ sung và mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử… của Việt Nam.
Cùng với đó, một số nền kinh tế tiếp tục triển khai các gói kích cầu, thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người dân, qua đó thúc đẩy tiêu dùng các mặt hàng, trong đó có mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, các DN của Việt Nam đang khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục gia tăng, đặt ra nhiều cơ hội.
Tuy nhiên, khó khăn cũng sẽ không ít khi dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra trên thế giới làm xu hướng gia tăng chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại, chống toàn cầu hóa, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nhu cầu đối với dịch vụ logistics vẫn tăng mạnh. Giá cước vận chuyển đang ở mức cao nhất trong lịch sử...
"Trong năm 2022, dịch bệnh sẽ chưa thể chấm dứt và vẫn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến đời sống cũng như tình hình kinh tế của Việt Nam. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu hiện nay là làm sao để đảm bảo thích ứng an toàn với dịch bệnh để vẫn phòng bệnh hiệu quả nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh" – ông Trần Thanh Hải cho hay.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động của kinh tế thế giới. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang được hưởng lợi về giá.
Tuy nhiên, nhiều ngành hàng dựa vào nguyên liệu nhập khẩu nên sẽ chịu tác động của việc giá cả hàng hóa cơ bản, nguyên nhiên vật liệu thế giới tăng, giá cước vận tải chưa có dấu hiệu giảm, vẫn ở mức cao… khiến chi phí đầu vào sản xuất trong nước tăng, tạo áp lực lạm phát.
Tận dụng FTA để tăng trưởng xuất khẩu
Năm 2021, trong bối cảnh nhiều khó khăn song xuất khẩu vẫn đạt hơn 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao.
Việt Nam duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD. Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 tăng 6-6,5%, năm 2022 ngành Công Thương phấn đấu đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 6-8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2022, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Trong đó, tập trung tận dụng các cơ hội của các FTA quan trọng như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Cùng với đó, tập trung phát triển xuất khẩu sang các khu vực thị trường và mặt hàng xuất khẩu mới, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các nền tảng số. Chú trọng quản lý nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu biên mậu và nhập khẩu hàng hoá không thiết yếu, trong nước sản xuất được để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết (CPTPP, EVFTA…); khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2021-2030.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận