Mỹ xuất khẩu LNG gần kỷ lục, EU không phải điểm đến
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ tăng lên gần mức cao kỷ lục chủ yếu dẫn đến thị trường châu Á.
Truyền thông Mỹ cho hay, xuất khẩu khí đốt hóa lỏng của Mỹ đang gia tăng. Hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng khoảng 3% hôm 18/11 khi xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng lên gần mức cao kỷ lục.
Các nhà giao dịch lưu ý rằng giá tăng trước khi công bố một báo cáo liên bang dự kiến cho thấy, sự gia tăng bất thường vào giữa tháng 11 trong các kho dự trữ khí đốt khi các công ty tiện ích thường bắt đầu hút khí ra khỏi tồn kho.
Các nhà phân tích dự báo các công ty tiện ích của Mỹ đã bổ sung thêm 25 tỷ feet khối (bcf) khí đốt trong tuần kết thúc vào ngày 12/11, so với mức tăng 28 bcf trong cùng tuần năm ngoái và mức giảm trung bình 5 năm (2016-2020) trong tổng số 12 bcf.
Nếu đúng như vậy thì việc bơm thêm khí đốt vào tuần trước sẽ tăng lượng dự trữ lên 3,643 nghìn tỷ feet khối (tcf), thấp hơn 2,2% so với mức trung bình 5 năm là 3,725 tcf cho thời điểm này trong năm.
Đáng chú ý là việc Mỹ tăng cường xuất khẩu LNG tập trung cho thị trường châu Á ở mức độ ổn định.
Joseph Sigelman, giám đốc điều hành của AG&P Group cho biết: “Gần đây có nhu cầu nhiều hơn ở châu Á đối với LNG của Mỹ, nhưng điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu về tàu chở LNG đến Thái Bình Dương cũng nhiều hơn dẫn tới chi phí tăng cao".
Người mua châu Á đang nỗ lực tăng cường nguồn cung của mình đặc biệt là từ Mỹ. Khách hàng cá nhân mua LNG lớn của Nhật Bản là JERA đầu tuần này nói sẽ mua 1/4 cổ phần của nhà cung ứng Mỹ.
JERA cho biết sẽ mua 25,7% cổ phần của Freeport LNG Development (FLNG) với giá khoảng 2,5 tỷ USD. FLNG vận hành dự án Freeport LNG ở Texas. Dự án này có ba đơn vị hóa lỏng, và có kế hoạch đưa một đơn vị khác vào hoạt động vào khoảng năm 2026.
JERA, đã sở hữu cổ phần của Freeport LNG Train 1 (đơn vị hóa lỏng số 1), cho biết trong một tuyên bố rằng họ "cũng sẽ làm việc với FLNG để thúc đẩy các dự án LNG mới, bao gồm việc mở rộng năng lực sản xuất và phát triển đơn vị hóa lỏng số 4".
Chi phí hóa lỏng và vận chuyển để đưa khí đốt từ Mỹ đến châu Á làm tăng thêm giá cả nhưng Mỹ hiện là đối thủ của các nhà cung cấp LNG lớn khác như Qatar và Úc. Thay vào đó, Mỹ bỏ rơi các hợp đồng khí đốt hóa lỏng với châu Âu dù thị trường này đang thiếu năng lượng trầm trọng.
Trong 18 tháng qua, giá LNG đã tăng vọt khi thời tiết lạnh giá đổ bộ vào Bắc bán cầu, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao và kho dự trữ khí đốt cạn kiệt làm trầm trọng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại châu Âu.
Giá LNG tăng vọt từ mức thấp kỷ lục dưới 2 USD/MMBtu lên mức cao kỷ lục 56 USD/MMBtu, khi các thị trường phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Mùa đông lạnh giá 2020-2021 đã làm gia tăng nhu cầu và thắt chặt dự trữ khí đốt. Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 150 euro/MWh vào tháng Mười và hiện giao dịch ở mức 90 euro/MWh.
Hiện châu Âu và châu Á chiếm khoảng 94% lượng nhập khẩu LNG toàn cầu và hơn một phần ba lượng tiêu thụ khí đốt toàn cầu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận