menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Irina Phạm

Mỹ và ba cuộc đối đầu căng thẳng tại châu Á

Căng thẳng địa chính trị và thương mại đã lan sang khu vực châu Á và diễn biến hết sức phức tạp khi các quốc gia đồng thời diễn ra xung đột với Mỹ.

Bên cạnh bầu không khí chia rẽ trong nội bộ châu Âu, bất ổn tại Nam Mỹ, châu Á cũng đang hứng chịu "cơn bão" căng thẳng bao trùm khu vực khi cácnước đồng loạtxảy raxung đột với Mỹ sau2 năm rưỡi cầm quyền của Tổng thống Trump.

Trong thời điểm hiện tại, Iran, Triều Tiên và Trung Quốc đồng thời gia tăng áp lực lên Mỹ.Theo các chuyên gia, đây là những vấn đề lớn đối với châu Á. Mặc dù chính quyền Mỹ đã tích cực can thiệp vào những khu vực nóng và trấn an đồng minh, nhưng việc thiếu chiến lược bài bản tại châuÁ đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Những vấn đề này đã tồn tại từ các đời tổng thống trước nhưng không ai giải quyết được và ông Trump cũng vậy. Giờ thì chúng đang diễn biến xấu hơn và đặc biệt cùng hội tụ tại một thời điểm và kéo sự lạc quan của các công ty khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Sau khi Tổng thốngMỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhângiữa Iran và nhóm P5+1 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, căng thẳng giữa hai nước đã leo thang nhanh chóng và khiến vùng Trung Đông nóng hơn bao giờ hết. Theo đó, lệnhtrừng phạt của Mỹ đã làmxuất khẩu dầu của Iran giảm mạnhxuống còn100.000 thùng/ngày trong tháng 7/2019.

Giới quan sát đánh giá, tác động về mặt kinh tế hiện chưa đáng kể do xung đột ở vùng Vịnh không khiến giá dầu tăng. Tuy nhiên,rủi roquân sựđang ở mức cao chưa từng có bởi không chỉ quân đội hai nước có thể châm ngòi chiến tranh. Cả hai quốc gia đều đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn của thế giới. Do vậy, nếu Iran và Mỹ thực sự diễn ra tranh chấp quân sự sẽ gây ra những thiệt hại lớn không chỉ cho Iran mà còn cả những quốc gia khác trong khu vực Trung Đông.

Trong khi đó, một quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân khác của châu Á là Triều Tiên đãtiến hành thử tên lửa 5 lần trong 2 tuần qua. Theo báo cáo của quân đội Hàn Quốc và Mỹ, mặc dù đây chỉ là những tên lửa tầm ngắn, nhưng điều này báo hiệu Triều Tiên đang không có nhiều kiên nhẫn với Mỹ sau khi quốc gia này tiến hành tập trận chung với Hàn Quốc.

Chuyên giaEvans Revere, cựu quan chức ngoại giao Mỹ tại Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên đanggửi thông điệp cho Mỹ và các đồng minh về sựtiến bộ về công nghệ cần thiết để triển khai một loại vũ khí tinh vi, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và sử dụng trong cuộc tấn công đầu tiên nếu chiến tranh nổ ra.

"Đây là những vũ khí đểnhằm vào những nơi tập trung binh sỹ của Mỹ và Hàn Quốc, đặc biệt là trong trường hợp Hàn Quốc và Nhật Bản đồng ý cho Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung trong lãnh thổ của hai quốc gia này. Rõ ràng, Triều Tiên đang cảnh cáo đồng minh của Mỹ và nhắc nhở chính quyền Trump giữ đúng lời hứa", ông Evans Revere phân tích.

Cho đến thời điểm hiện tại, Washington vẫn giữ những phát ngôn lạc quan về hành động từ phía Triều Tiên. Tuy nhiên, rất có thể, trong thời gian tới, Bình Nhưỡng sẽ không còn nhượng bộ mà tiếp tục có những hành vi "vượt lằn ranh đỏ". Có ý kiến cho rằng, rất có thể một vụthử hạt nhân hay tên lửa tầm xa đang được nhà lãnh đạo Kim Jong-un tính đến.

Mỹ và ba cuộc đối đầu căng thẳng tại châu Á

Cùng với Iran, Triều Tiên và Trung Quốc cũng đồng thời gây áp lực với Mỹ

Cuối cùng, cuộc chiến thương mại kéo dài với Trung Quốc đang được đẩy lên cao sau cáo buộc đất nước này là quốc gia thao túng tiền tệ. Ngay sau đó, Trung Quốc đã tuyên bố ngừng mua nông sản Mỹ vàcó thể biến đồng nhân dân tệ thành một loại vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

So với Iran và Triều Tiên, cuộc chiến không tiếng súng giữa Mỹ và Trung Quốc có tác động lớn hơn cả khi nền kinh tế và chuỗi thương mại toàn cầu đều đang chịu những tổn thất nặng nề. Trong khi cổ phiếu ngành bán lẻ và công nghệ đã giảm mạnh trong những phiên giao dịch gần đây, chỉ có53% doanh nghiệp vẫn lạc quan vào viễn cảnh tăng trưởng trong tương lai,con số thấp nhất kể từ năm 2009.

Đồng thời, cuộc chiến thương mại đã khiến các chuyên gia liên tục cảnh báomột cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra chỉ trong vòng 9 tháng nữa vàđẩy niềm tin của các tập đoàn và tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Có thể thấy, rất nhiều vấn đề đang đặt ra cho Tổng thống Trump trước thềm tập trung cho cuộc bầu cử vào năm 2020. Mọi "cuộc chiến" đều đang chờ kết quả cuối cùng tại cuộc bầu cử này. Nếu nhà lãnh đạo của nước Mỹkhông có lấy một thành tựu kinh tế lẫn ngoại giao nào trong năm nay, chiến thắng sẽ không còn nằm trong tầm tay ông.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả