Mỹ lạm phát 9%, Việt Nam chỉ 2%, CPI và lạm phát
Có hai khái niệm trong kinh tế học thường xuyên bị lạm dụng và đánh đồng đến mức người ta nghĩ là một.
1. Lạm phát. Sự mất giá của đồng tiền hoặc sự tăng giá của hàng hoá trên mặt bằng chung.
2. CPI. Một chỉ số với công thức được quyết định dùng để đo lường mức độ tăng giá của hàng hoá.
Cả hai tuy nghe giống nhau nhưng hoàn toàn độc lập. Bạn có thể dùng CPI để đo và ước tính lạm phát chứ không thể khẳng định ở mức tuyệt đối.
Quay lại tiêu đề.
Khi báo chí, nhất là ở Việt Nam, nói về lạm phát, thì ý của họ là con số CPI là bao nhiêu. Còn khi người dân thường bàn về lạm phát thì họ chỉ quan tâm giá cả xung quanh tăng bao nhiêu.
CPI Việt Nam là 2.4%. Cứ cho là đúng, cục thống kê không sai. Nhưng không liên quan gì. Người dân vẫn có quyền sử dụng công thức khác để đo lường. Bao gồm tính giá tô phở, ly cà phê, giá nhà, tiền trọ hay thậm chí tiền chợ.
Vì những cái đó đập vô mặt họ mỗi ngày. Mỗi sáng thức dậy, người dân phải chạy xe và ăn phở. Mỗi tối, họ đi nhậu và uống trà sữa. Giá cả vì vậy xuất hiện trước mắt. Còn số CPI là gì thì gần như không có giá trị.
Nếu bạn tin lạm phát ở Việt Nam chỉ 2.4% vì CPI nhiêu đó thì hãy giữ vững lập trường. Hãy để người khác có tư duy độc lập.
Mà tò mò, bạn nghĩ lạm phát ở Việt Nam là 2.4% thiệt hả?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận