Mỹ làm gì với "chiếc vali Syria" không có tay cầm'?
Bất luận mục tiêu nào chiến lược nào tại Syria, quân Mỹ bố trí tại ĐB Syria là “đem con bỏ chợ”.
Quả thật, nếu đúng như tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng, Mỹ đã ở Syria quá lâu và cuộc chiến không có mục tiêu (phía sau đường chân trời) thì Syria với Mỹ giống như một “chiếc vali không có tay cầm” là không sai một chút nào hết…Quyết định rút quân Mỹ khỏi Bắc Syria là “đúng đắn” (tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Pompeo 15/11), tuy nhiên, chưa đủ. Đúng đắn và đầy đủ (trọn vẹn) là Mỹ phải rút hết quân Mỹ không chỉ tại Bắc Syria mà luôn cả Đông Bắc
Tại sao như vậy?
1. Đông Bắc Syria – khu vực lành ít, dữ nhiều, với Mỹ
Đồng minh thân cận của Mỹ trong SDF là người Kurd có lực lượng vũ trang nòng cốt, mạnh là YPG. Người Kurd đã đang than rằng “bạn với người Kurd chỉ là những ngọn núi cao…” nhưng vùng Đông Bắc Syria không có núi mà chủ yếu là sa mạc. Cho nên, khi bị quân Thổ truy đuổi sang đây thì đây không phải là một vùng đất hợp thổ nhưỡng với người Kurd mà đây là vùng đất chủ yếu do người các bộ lạc Ả rập sinh sống.
Mặt khác, việc bị quân Thổ Nhĩ Kỳ truy diệt người Kurd là do “Mỹ phản bội”, vì thế ở ĐB Syria, người Kurd và YPG đã giảm sức mạnh và đặc biệt cạn lòng tin với Mỹ, cho nên, bảo vệ Mỹ an toàn như ngày nào tại vùng Bắc Syria là chấm hết.
Người Kurd phải rời khỏi vùng Bắc Syria nơi những ngọn núi thân quen hàng thế kỷ nay sinh sống, tồn tại là vì phải ở lại một mình với Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, logic là người Kurd phải quay lại với Damascus, cùng chung mục tiêu “chống xâm lược” đuổi Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Bắc Syria để họ có cơ may trở lại nơi chôn rau cắt rốn của mình trong một Syria “thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ”...
Người Kurd trước đây, do có người chống lưng là Mỹ và Israel với lời hứa sẽ tạo ra vùng ly khai, độc lập…cho nên, người Kurd coi như mình là chủ nhân trong các vùng đất mà họ mở rộng chiếm được từ tay IS. Tại đây, người Kurd đàn áp các bộ lạc Ả rập, thực hiện một chế độ cai trị hà khắc, dẫn đến mâu thuẫn giữa các bộ lạc Ả rập và người Kurd là không dung hòa…
Các bộ lạc Ả rập có rất nhiều nhánh và như ông Assad đã trả lời phỏng vấn với RT là họ rất ủng hộ chính phủ và căm ghét Mỹ. Tất nhiên thôi, họ sống ở vùng sa mạc miền Trung Syria, nơi có các mỏ dầu…nay bổng dưng bị người Kurd, Mỹ chiếm đóng, “giữ dầu” thì không căm thù mới chuyện lạ.
Như vậy, Mỹ rút quân về vùng ĐB Syria là vùng mà quân Mỹ luôn ở trong một môi trường hoàn toàn thù địch: Người dân căm ghét; mâu thuẫn đối kháng giữa người Kurd và các bộ lạc Ả rập dâng cao; lực lượng IS tồn tại theo cách “đêm là IS để tấn công vào Mỹ, ngày là dân bộ lạc Ả rập”; và cuối cùng là lực lượng đặc biệt của chính quyền Damascus luôn xác nhận Mỹ là kẻ thù xâm lược…
2. Mỹ đối đầu với một kẻ thù không rõ lai lịch…
Thực tế là không cần mạnh như quân đội Iran mà chỉ cần quân đội Syria (SAA) thì giải quyết vài trăm quân Mỹ ở ĐB Syria là dễ như trở bàn tay. Có điều người ta ngán ngại ở đây là sau lưng 800 quân Mỹ là nước Mỹ, cho nên, không quốc gia nào muốn đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Tuy nhiên, điều này không tránh khỏi khi quân Mỹ bị tấn công bởi một lực lượng không rõ lai lịch (hoặc công khai như IS) bằng tập kích bởi UAV, tên lửa tự chế hay đặt mìn vào tuyến tiếp tế, hành quân…mà từ trước tới nay, tại ĐB Syria, quân đội Mỹ không phải là chưa bị tấn công.
Tại Khmeimim – căn cứ không quân Nga xảy ra rất nhiều vụ tập kích bằng UAV, tên lửa, nhưng dù biết là có sự tiếp tay của Thổ Nhĩ Kỳ, của Mỹ nhưng Nga phải chấp nhận gồng mình chống trả “cánh tay của họ” là quân khủng bố tại Idlib. Và, đến lượt Mỹ cũng không thể tránh khỏi cái mưu lược mà họ dành cho Nga…
Bất chấp tuyên bố của Tổng thống Mỹ về chiến thắng trước IS, vẫn còn nhiều tế bào “đang ngủ” của tổ chức này ở các tỉnh phía Đông Syria, bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành một nhóm lớn những kẻ khủng bố có số lượng từ vài trăm đến vài nghìn người Hồi giáo tấn công công khai vào quân Mỹ…
Nhưng, nguy hiểm hơn là các lực lượng không rõ “lai lịch” khác mà Mỹ thừa biết là “cánh tay” của Nga, của SAA, của Iran…họ sử dụng vũ khí hiện đại và chiến thuật bài bản để khiến quân Mỹ tại các căn cứ ăn không ngon, ngủ không yên…
Trong khi đó, với căn cứ Nga, trên mặt đất, vòng ngoài cùng được khu dân cư (ủng hộ chính phủ, mến Nga) bảo vệ, vòng trong được các lực lượng mặt đất trung thành của SAA bảo vệ và sau đó vòng trong cùng mới là Cảnh sát quân sự Nga, lính đặc nhiệm Nga bảo vệ.
Trên vùng trời thì Nga có một hệ thống phòng không các loại mà thực tế kinh qua hàng chục cuộc tập kích của phiến quân từ Idlib với hình thức đơn lẻ có, bầy đàn có… nhưng đều bị ngăn chặn với hiệu suất đạt 100%.
Còn các căn cứ Mỹ tại ĐB Syria? Như đã nói là quân Mỹ ở đó trong một môi trường thù địch đặc quánh, cho nên, chỉ có quân Mỹ tuần tra, bảo vệ trong một hành lang vừa phải. Điều này cho phép kẻ địch tiếp cận được mục tiêu trong một khoảng cách gần mà không bị phát hiện.
Nguy hiểm hơn là hệ thống phòng không bảo vệ căn cứ của Mỹ không có khả năng để ngăn chặn các đòn tấn công của UAV, tên lửa rẻ…bởi lối đánh bầy đàn, cấp tập như của Nga.
Ngay tại Israel, hệ thống phòng không cấp quốc gia được cho là hiện đại gấp mấy lần căn cứ Mỹ có, nhưng đã phải nai lưng ra chịu đòn bởi đòn tấn công bầy đàn, cấp tập của tên lửa rẻ tiền. Rồi, cũng hệ thống phòng không của Mỹ trang bị cho Saudi cũng bị UAV “vài chục ngàn dollar” qua mặt…
Vậy, các căn cứ của Mỹ tại ĐB Syria rất dễ bị tổn thương như thế, thử hỏi Lầu Năm Góc có yên tâm không hay chỉ là “đem con bỏ chợ”? Thật ra nó chưa bị đe dọa, tấn công, là chưa ai đặt ra nhiệm vụ đó, nhưng khi đã có quyết định như vậy đưa ra thì các căn cứ Mỹ sẽ trở thành những “nồi hầm” không tránh khỏi.
Có lẽ việc đề xuất đưa quân Mỹ về ĐB Syria để “giữ dầu” như tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump là vô nghĩa, cho nên, các cố vấn thân cận tham mưu cho ông Trump đã vội đổ vấy cho nhau về chiến lược "giữ dầu” của Mỹ tại Syria giữa Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Milley, và cựu phó Tổng TMT liên quân là Giám đốc Viện nghiên cứu chiến tranh, tướng Jack Keane với TNS Graham.
Theo NYT, tướng Keane nói rằng, Milley đã thuyết phục Tổng thống Trump đưa quân sang ĐB Syria để “giữ dầu”, nhưng sau đó NYT lại nói tướng Milley có nhiều kế hoạch khác. Trong khi đó tờ NBC thì nói chính tướng Jack Keane và TNS Graham đã thuyết phục Tổgg thống Trump đưa ra quyết định này…
Việc Mỹ rút khỏi Syria là không thể tránh khỏi.Vấn đề là, nếu tiến hành tự nguyện (có kế hoạch) thì sẽ chịu tổn thất tối thiểu về uy tín, vật chất và con người, nhưng nếu như bị “ép buộc” bởi áp lực của các đội hình vũ trang bất thường…thì trong trường hợp này, nó sẽ được coi là một thất bại quân sự đáng xấu hổ với những tổn thất đáng kể về nhân sự, thiết bị và tài nguyên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận