menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Kiều Trang

Mỹ kiện Ấn Độ vì tăng thuế: Khó hiểu người Mỹ?

Mỹ đã kiện lên Tổ chức thương mại Thế giới WTO về các mức thuế quan mà Ấn Độ áp đặt với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ.

Ngày 4/7, phái đoàn của Mỹ đã chính thức đệ đơn kiện lên WTO về các mức thuế quan mới mà Ấn Độ vừa áp đặt lên các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, được cho là tăng đột biến với các ngành hàng nông sản và sắt thép.

Mỹ cho rằng mức tăng này là cao đột biến và đây là hành động gây hấn, cạnh tranh không sòng phẳng nhằm đáp trả việc Mỹ loại Ấn Độ khỏi chế độ ưu đãi miễn trừ thuế GSP hồi tháng 6/2019.

Ngày 27/6, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu New Delhi rút lại các quyết định tăng thuế này, coi đây là động thái không thể chấp nhận được. Ông Trump cho rằng New Delhi đã có chính sách thuế rất bất công với Mỹ, trong khi Ấn Độ lại được hưởng lợi nhiều từ GSP vào thị trường của Mỹ.

"Ấn Độ đã có những bước đi không khôn ngoan và không thể chấp nhận được. Mức thuế trên phải được rút lại. Washington sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn với thị trường này" - ông Trump nói trong một phát biểu.

Tuy nhiên, hành động của Mỹ kiện Ấn Độ lên WTO bị đánh giá là không sòng phẳng bởi từ năm 2018, Washington đã áp thuế sắt thép, nhôm và một số ngành hàng thuộc lĩnh vực linh kiện điện tử của Ấn Độ với biểu thuế 25%.

Thời điểm đó, Ấn Độ đã có những đe dọa đáp trả, tuy nhiên không một hành động nào được thực hiện. New Delhi chỉ tiến hành đáp trả chính thức vào thời điểm Mỹ gạt bỏ họ khỏi hệ thống GSP vào ngày 5/6. Ấn Độ hiện đang là thị trường nhập khẩu táo Mỹ nhiều nhất thế giới.

Không chỉ riêng Ấn Độ bị Mỹ đánh thuế cao, Tổng thống Trump trong hơn 2 năm cầm quyền đến nay đã thay đổi và gia tăng mức thuế với tổng cộng 36 quốc gia trên thế giới, đáng kể trong đó là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Úc, nhiều nước thuộc EU, Mehico... Và chưa một quốc gia nào tiến hành kiện Mỹ lên WTO trừ Trung Quốc - nền kinh tế đang có chiến tranh thương mại với Mỹ.

Mới nhất, Bộ Tài chính Mỹ đang soạn thảo hàng loạt biểu thuế mới với hơn 50 tỷ USD hàng hóa châu Âu và đe dọa sẽ sớm áp dụng và chỉ đang chờ "chữ ký của ông Trump". Cách hành xử theo kiểu độc đoán này của Washington đang khiến nhiều quốc gia đồng minh không hài lòng.

Sự bất mãn ấy không chỉ dành cho Mỹ, mà còn lan đến WTO. Đáng chú ý trong đó là hành động từ phía Trung Quốc, đã nhiều lần, Bắc Kinh lên tiếng về việc cần phải cải tổ WTO để tổ chức này có hiệu quả hơn, minh bạch hơn nhằm đảm bảo tính công bằng của việc đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế.

Hồi tháng 3/2019, Trung Quốc đưa ra "Chứng thư về vị trí của Trung Quốc trong WTO cải tổ", tuyên bố rằng Trung Quốc ủng hộ việc cần phải cải cách lại WTO, tăng cường thẩm quyền và tính hiệu quả của WTO, xây dựng nền kinh tế thế giới mở, và để theo đuổi một cộng đồng cùng tương lai chung của nhân loại”, cùng với ba nguyên tắc cơ bản và năm đề xuất. Chứng thư này ám chỉ rằng Trung Quốc đang tiến hành một lịch trình đối phó với hiện trạng đang xấu đi, nhưng không phải không có điều kiện.

Theo Bắc Kinh, WTO ngày cang mong manh trước những hiệp định thương mại song phương hay khu vực. Việc cơ quan xử lý khiếu nại của WTO đang gần đi tới sự sụp đổ không còn là điều mới mẻ. Bắc Kinh cũng chỉ ra WTO không còn thực sự nhanh nhạy với tình hình quốc tế, ví dụ tổ chức này chi hàng tỷ USD trợ cấp nông nghiệp cho các nước thành viên nhưng các quốc gia mới nổi về thương mại điện tử- là xu thế tất yếu lại không được động viên.

Ngoài quan điểm của cá nhân, Bắc Kinh còn nhiệt liệt đồng thuận cho các đề xuất của Liên minh châu Âu về việc cải tổ WTO. Bắc Kinh lấy mình làm ví dụ về việc WTO đã dần mất đi giá trị trong việc bảo vệ quyền lợi của các nước theo đuổi chủ nghĩa đa phương nhưng bị Mỹ - đại diện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại chèn ép, bóp nghẹt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả