Mỹ không tin số liệu Trung Quốc bắt đầu từ khi nào?
Việc quan chức Mỹ thiếu tin tưởng Trung Quốc có lịch sử từ thập niên 1950 khi mà giới chức trung ương Trung Quốc đưa ra những mục tiêu sản xuất thiếu thực tế.
Dịch cúm corona xuất phát từ tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc cách đây khoảng 1 tháng đã lan sang khoảng hơn 20 nước trên thế giới đang khiến phía chính phủ Mỹ ngày một thiếu tin tưởng vào khả năng liệu Trung Quốc có công bố thông tin đủ chính xác về dịch bệnh, theo bài báo mới được CNBC đăng tải.
Trong tuần này, Nhà Trắng công bố họ không tin tưởng nhiều vào thông tin do phía Trung Quốc công bố liên quan đến dịch, theo một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói với CNBC.
Trong khi đó, phía Trung Quốc được công bố là đã rất ngại ngần không muốn nhận sự giúp đỡ của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Mỹ, và rằng phía Trung Quốc đã cố gắng chặn thông tin về dịch bệnh từ nhiều nhà khoa học trước đó.
Việc quan chức Mỹ thiếu tin tưởng Trung Quốc có lịch sử từ thập niên 1950 khi mà giới chức trung ương Trung Quốc đưa ra những mục tiêu sản xuất thiếu thực tế dẫn đến việc giới chức địa phương thổi phồng số liệu.
Những gì xảy ra với dịch SARS năm 2003, dịch lây nhiễm đến 8.098 người và cướp đi sinh mạng của khoảng hơn 800 người trong 9 tháng, cũng như những sự không thống nhất về số liệu kinh tế trong 2 thập kỷ qua tại Trung Quốc chỉ càng củng cố cho niềm tin từ phía Mỹ rằng số liệu của Trung Quốc không đáng tin cậy.
Tâm lý chỉ trích cách Trung Quốc xử lý các cuộc khủng hoảng y tế công cộng bắt nguồn từ năm 2003, theo phân tích của nhà nghiên cứu về y tế công cộng tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế toàn cầu tại đại học Seton Hall.
Ở thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc bị buộc tội che giấu thông tin về dịch bệnh SARS, dịch sau này cũng lan ra hơn 20 nước và khiến cho giới chức y tế toàn cầu phải tuyên bố về rủi ro y tế toàn cầu. Loại virus giống cúm này chưa từng được thấy trước đó, việc xử lý khủng hoảng kém và chậm trễ từ phía chính phủ đã chịu nhiều chỉ trích từ phía các nhà lãnh đạo thế giới.
Trường hợp nhiễm SARS đầu tiên được cho là bắt đầu được phát hiện từ tháng 11/2002. Giới chức y tế Trung Quốc đã được cảnh báo về dịch bệnh hô hấp này từ giữa tháng 12/2002, thế nhưng giới chức đã chờ nhiều tháng mới công bố bệnh ra công chúng.
Đến ngày 11/2/20003, giới chức y tế Trung Quốc công bố đã có hơn 300 trường hợp nhiễm SARS tại tỉnh Quảng Đông nơi dịch bệnh bắt đầu. Các quan chức cũng thừa nhận rằng sẽ không có loại thuốc nào phù hợp để điều trị bệnh tật và rằng dịch bệnh sẽ được kiềm chế.
Khi mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vào tháng 8/2019, chính sách này đã nhận được sự ủng hộ từ giới chính trị gia Mỹ.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, ông Chuck Schumer, nhận xét: “Trung Quốc đã không ngừng thao túng tỷ giá tiền tệ từ rất lâu trước khi Tổng thống Trump lên nhậm chức. Cuối cùng ông này đã là người gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Theo chuyên gia cao cấp về Trung Quốc tại viện Brookings, ông David Dollar, chẳng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng Trung Quốc đã thao túng tiền tệ trong những năm gần đay. Tuy nhiên, sự ủng hộ với một động thái như vậy cho thấy giới chức Mỹ rất phẫn nộ và hoài nghi về số liệu kinh tế của Trung Quốc.
Ngay cả chính tại nội địa Trung Quốc, chính trị gia Trung Quốc cũng hoài nghi về số liệu của Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vào năm 2007 đã gọi số liệu GDP của các tỉnh là “sản phẩm của con người”. Ông Khắc Cường nói rằng các số liệu về tiêu thụ điện, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và lượng vốn vay giải ngân đáng tin cậy hơn các số liệu về GDP.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận