Mỹ không còn vai trò 'bá chủ', quốc gia nào sẽ thay thế?
Những quốc gia kế thừa vai trò của Mỹ trong việc lãnh đạo thế giới có thể là Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhận định trên của Tổng giám đốc Viện các vấn đề khu vực Dmitry Zhuravlev đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ Vechernyaya Moskva khi bình luận về tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với nhóm 6 tờ báo lớn của châu Âu, bao gồm The Guardian, hôm 26/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ quan điểm, các nước châu Âu nên nghiêm túc suy nghĩ về một thực tế mới rằng, Mỹ có thể không còn khao khát đóng vai trò lãnh đạo thế giới như trước đây.
“Chúng ta lớn lên với suy nghĩ Mỹ muốn trở thành một cường quốc trên thế giới. Nếu hiện tại Mỹ tự muốn rút khỏi vai trò này, chúng ta sẽ cần nghiêm túc suy nghĩ về điều đó”, bà Merkel nói.
Theo bà Merkel, phần còn lại của thế giới không nên coi Mỹ vẫn khao khát trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu và cần điều chỉnh lại các ưu tiên cho phù hợp.
Tuyên bố của bà Merkel được coi là để đáp trả những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi quyết định rút bớt quân đội Mỹ tại Đức từ 35.000 xuống còn 25.000 binh lính, với lý do Berlin không đóng góp đủ ngân sách cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chuyên gia Zhuravlev nhận xét, Mỹ không còn là lãnh đạo tuyệt đối trên thế giới. “Ngay sau năm 1945 châu Âu vốn quen với việc Mỹ là thành phần chủ chốt”, ông Zhuravlev nói.
Ông Zhuravlev nói thêm, Mỹ có quân đội hùng mạnh, nhưng đã không còn là nền kinh tế hùng mạnh nhất. Trong khi đó, ông Zhuravlev tin rằng Nga có tiềm năng to lớn, trước hết là về khoa học cơ bản.
Ngoài ra, chuyên gia nhấn mạnh,Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những đối thủ cạnh tranh mới của Mỹ, nhưng họ không phát triển nền khoa học cơ bản để xây dựng nên các ngành kinh tế mới.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas cũng bình luận về quyết định của Washington, ông gọi mối quan hệ giữa Đức và Mỹ rất phức tạp, đang có dấu hiệu nóng lên. Và khẳng định, quyết định này của Mỹ không được chính phủ Mỹ hoàn toàn đồng ý và là một quyết định tiêu cực.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Kaley Makinani nhấn mạnh việc rút quân đội Mỹ khỏi Đức không phải là sự trừng phạt đối với chính quyền bà Merkel. Cũng có thể, đây là cách Tổng thống Mỹ đáp trả bà Merkel khi bà từ chối tham gia cuộc họp G7, mà ông Trump muốn tổ chức tại Washington vào cuối tháng 6.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận