Mỹ đang “định” cấm Tiktok và các ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc
Mỹ đang “định” cấm Tiktok và các ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm thứ Hai với Fox News rằng Mỹ đang dự định cấm Tiktok và các ứng dụng truyền thông khác của Trung Quốc.
Bình luận của ông được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang và Mỹ đang xem xét ứng dụng Tiktok và các ứng dụng khác do các công ty truyền thông Trung Quốc phát triển.
Khi được hỏi về vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ trả lời Fox News: “Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề nghiêm túc. Chúng tôi chắc chắn sẽ xem xét nó”
“Chúng tôi đã đánh giá vấn đề này trong thời gian dài,” ông cho biết.
“Cho dù có công nghệ của Huawei trong các ứng dụng hạ tầng của bạn hay không, chúng tôi đã đánh giá vấn đề này trên khắp thế giới và đạt được những tiến bộ nhất định. Chúng tôi tuyên bố ZTE là mối nguy hiểm đối với an ninh quốc gia Mỹ,” ông Pompeo nói thêm.
TikTok hiện chưa có bình luận gì về vấn đề này khi được liên hệ ngay lập tức bởi CNBC.
Washington đang trong chiến dịch chống lại các hang công nghệ Trung Quốc.
Huawei là đối tượng nổi bật trong các cuộc điều tra củ Mỹ. Phía Mỹ cáo buộc rằng các thiết bị của Huawei có thể đang được sử dụng cho mục đích gián điệp của Bắc Kinh, và dữ liệu người dùng có thể bị xâm phạm. Huawei đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc trên.
Nhưng TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, cũng đã có mặt trong danh sách được Hoa Kỳ theo dõi từ năm ngoái. Washington đã lo ngại rằng nền tảng kiểm duyệt nội dung và dữ liệu của ứng dụng này có thể được Bắc Kinh truy cập.
Tiktok đang nỗ lực để tách biệt với công ty mẹ tại Trung Quốc.
Công ty này đã thuê cựu giám đốc điều hành của Disney, Kevin Mayer, làm CEO (HN:CEO) của TikTok, hồi đầu năm nay. Ưu tiên hàng đầu của ông là xây dựng lại niềm tin với các nhà quản lý.
Nhưng chính quyền Trump vẫn tỏ ra hoài nghi về Tiktok. Khi được Fox News hỏi liệu người Mỹ có nên tải ứng dụng truyền thông xã hội này hay không, ông Pompeo cho biết: “Chỉ tải ứng dụng này nếu bạn muốn các thông tin cá nhân rơi vào tay Đảng Cộng Sản Trung Quốc”
Trước đó, Tiktok đã cho biết, dữ liệu người dung của Mỹ được lưu trữ ở Mỹ, và một kênh dự phòng ở Singapore. Công ty này cũng cho biết trung tâm dữ liệu được đặt hoàn toàn bên ngoài Trung Quốc, và không hề bị điều chỉnh bởi luật pháp Trung Quốc.
TikTok đã phải đối mặt với sự giám sát trên toàn thế giới. Tại Ấn Độ, ứng dụng này gần đây đã bị chặn cùng với 58 ứng dụng khác. Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng tại vùng biên giới tranh chấp ở Tây Hy Mã Lạp Sơn và một cuộc đụng độ hồi đầu tháng này đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Rút khỏi thị trường Hồng Kông
Trong khi đó, TikTok tuyên bố kế hoạch rút khỏi thị trường Hồng Kông vào thứ Hai trong bối cảnh sự bất ổn xung quanh luật an ninh quốc gia gây tranh cãi do Bắc Kinh đưa ra vào tuần trước.
Những người phản đối luật này cho rằng nó làm suy yếu quyền tự trị tương đối của Hồng Kông từ lục địa Trung Quốc. Các nhà phê bình cũng lo ngại dự luật này cho phép chính quyền trung ương ở Bắc Kinh càn quét các thế lực nhằm trấn áp bất đồng chính kiến tại vùng lãnh thổ này.
“Trước những sự kiện gần đây, chúng tôi đã quyết định ngừng hoạt động của ứng dụng TikTok tại Hồng Kông,” một phát ngôn viên của Tiktok cho biết với CNBC.
“TikTok được lãnh đạo bởi một CEO người Mỹ, với hàng trăm nhân viên và lãnh đạo chủ chốt về an toàn, bảo mật, sản phẩm và chính sách công tại Hoa Kỳ. Chúng tôi không có ưu tiên cao hơn là quảng bá trải nghiệm ứng dụng an toàn và bảo mật cho người dùng. Chúng tôi chưa bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc, chúng tôi cũng sẽ không làm như vậy nếu được đề nghị,” người phát ngôn của Tiktok cho biết.
Ứng dụng này dành cho thị trường quốc tế trong khi ByteDance điều hành một ứng dụng riêng ở Trung Quốc, được gọi là Douyin.
Các công ty công nghệ khác đã lên tiếng lo ngại về luật an ninh quốc gia mới ở Hồng Kông. Một số công ty lớn, chủ yếu là các công ty của Hoa Kỳ, cho biết họ đang tạm dừng hợp tác với chính quyền Hồng Kông và những yêu cầu về dữ liệu của Hồng Kông.
Thứ tư tuần trước, khi dự luật có hiệu lực, chúng tôi đã tạm dừng đưa ra bất kỳ yêu cầu dữ liệu mới nào từ chính quyền Hồng Kông và chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các chi tiết của luật mới, một phát ngôn viên của Google (NASDAQ:GOOGL) nói với CNBC.
Facebook (NASDAQ:FB) theo sau động thái của Google và cho biết công ty này tin rằng quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người và sẽ hỗ trợ quyền của mọi người để thể hiện bản thân mà không lo sợ về sự an toàn của họ hoặc những hậu quả khác.
“Chúng tôi đang tạm dừng việc xem xét các yêu cầu của chính phủ đối với dữ liệu người dùng từ Hồng Kông trong khi chờ đánh giá thêm về Luật An ninh Quốc gia, bao gồm cả sự chuyên sâu về nhân quyền và tham vấn với các chuyên gia nhân quyền quốc tế,” một phát ngôn viên nói với CNBC.
Quyết định của Facebook áp dụng cho toàn bộ ứng dụng của họ bao gồm WhatsApp và Instagram.
Theo nhiều báo cáo truyền thông, Twitter và ứng dụng nhắn tin Telegram cũng đã có những động thái tương tự. Tuy nhiên, các công ty này hiện chưa đưa ra bình luận nào.
Tất cả các công ty này đều bị chặn ở Trung Quốc đại lục nhưng rất mong muốn tiếp cận thị trường Hồng Kông.
Các công ty công nghệ thường tuân thủ các yêu cầu về dữ liệu từ cơ quan thực thi pháp luật khi đáp ứng luật pháp của quốc gia đang yêu cầu thông tin.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận