Muốn nhờ bất kỳ ai giúp đỡ đều thành công không thể bỏ qua 3 bí kíp giao tiếp thông minh sau
Bất cứ ai trong chúng ta cũng khó tránh khỏi những chuyện khó khăn, phiền phức, thậm chí có lúc lòng như lửa đốt, không biết phải làm sao. Khi nhờ vả người khác, bạn cần nắm vững một số kỹ năng sau đây.
Nếu chỉ còn cách nhờ người khác giúp đỡ và còn muốn mọi việc thuận lợi, bạn cần phải cân nhắc các kỹ năng khi trò chuyện.
Khi nhờ vả người khác, bạn cần nắm vững một số kỹ năng sau đây:
Nói vòng vo để nhờ vả đối phương
A: "Chiều mai, tớ phải tới hiệu sách tìm mua một cuốn làm tài liệu tham khảo cho luận văn, cậu có kế hoạch đi đâu chưa?"
B: "Chưa có kế hoạch gì, nhiều khả năng tớ sẽ ở nhà."
A: "Thú thực tớ còn phải tham gia một cuộc họp, không dứt ra được. Cậu có thể giúp tớ đi mua cuốn sách đó được không?"
B: "Thế à, dù sao tớ cũng không có việc gì, đi mua giúp cậu cũng được."
A: "Vậy tốt quá. Họp xong, tớ sẽ tới chỗ cậu chơi."
Nếu bạn muốn đối phương giúp đỡ, cần phải cân nhắc kỹ năng ngôn ngữ như vậy. Nếu nói thẳng: "Vì tớ bận họp, cậu giúp tớ đi mua quyển sách nhé?" nhiều khả năng đối phương sẽ vin cớ bận việc nọ, việc kia để từ chối, nhưng làm theo cách kể trên, đặt vấn đề nhờ giúp đỡ với điều kiện đã biết đối phương chưa có kế hoạch gì, khả năng đối phương đồng ý sẽ rất cao.
Trả lời một cách dí dỏm
Phương pháp trò chuyện dí dỏm có thể khiến đối phương cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn kiểu nói chuyện nghiêm túc. Khi nhờ vả người khác, chúng ta dùng phương pháp trò chuyện dí dỏm sẽ khiến đối phương dễ dàng nhận lời:
Giám đốc: "Cô Nhã này, cô làm rất tốt, cố gắng phát huy, tôi sẽ không để cô thiệt thòi."
Nhân viên: "Cảm ơn giám đốc, ý ông nói là ví tiền của tôi sắp sửa căng phồng lên rồi phải không?"
Giám đốc: "Dĩ nhiên, chắc chắn thế."
Nhân viên yêu cầu lãnh đạo cho tăng lương, đôi khi rất khó đạt mục đích. Trước lời khen ngợi của giám đốc, nhân viên kia dùng câu nói dí dỏm, giống như đang pha trò để nêu yêu cầu của mình, hiệu quả sẽ tương đối tốt.
Lộ nhược điểm, để đối phương làm giúp
Khi nói ra việc mình muốn nhờ người khác giúp đỡ, chúng ta nên dùng ngữ điệu thương lượng và thái độ thành khẩn, tỏ ra không biết gì, để đối phương cân nhắc lời đề nghị và thỉnh cầu đó, nhằm khiến đối phương chủ động giúp đỡ mình:
Carey: "Nếu tớ muốn mua một chiếc máy vi tính mới, cậu thử nói xem hãng nào tốt nhỉ?"
Laura: "Vậy cậu phải cân nhắc nhiều yếu tố, ví dụ như giá cả, tính năng, ý kiến đánh giá của người sử dụng, bộ nhớ trong, cài đặt phần mềm, phần cứng..."
Carey: "Nhiều vậy sao, nhưng tớ mù tịt với những vấn đề kiểu này, cậu đúng là người sành sỏi!"
Laura: "Cũng thường thôi, mua bán nhiều thành quen mà cậu."
Carey: "Tớ muốn mua chiếc nào tốt một chút, nhưng bây giờ chẳng biết phải làm sao, nếu tớ tự đi mua chắc sẽ bị chặt chém."
Laura: "Nếu không gấp gáp, đợi đến cuối tuần này, tớ sẽ đưa cậu đi mua."
Nếu muốn đối phương "buộc phải" giúp đỡ, phải để cho họ và chính mình đều có không gian suy nghĩ, bộc lộ nhược điểm của bản thân, đối phương tự khắc sẽ chủ động giúp đỡ bạn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận