Muốn đi xa phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Việc xây dựng, phát triển văn hóa DN hiện chưa tương xứng với tầm quan trọng và vai trò của nó. Nhiều DN chưa biết đến hoặc chưa quan tâm thực sự đến vấn đề xây dựng văn hóa DN. Nhiều DN làm theo kiểu đối phó, mang nặng tính hình thức hoặc làm văn hóa khô
Văn hóa DN có thể được biểu hiện trực tiếp từ những điều cụ thể như khen thưởng, bổ nhiệm, từ chức, bồi dưỡng, đào tạo nhân viên, phương thức triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh…
Theo ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa DN Việt Nam, văn hóa DN không chỉ là hình ảnh của DN mà còn là hình ảnh của quốc gia. Để DN phát triển thì việc xây dựng văn hóa DN, văn hóa doanh nhân gắn với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ tạo cho DN nền tảng để phát triển bền vững, góp phần đẩy lùi tiêu cực trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc xây dựng, phát triển văn hóa DN hiện chưa tương xứng với tầm quan trọng và vai trò của nó. Nhiều DN chưa biết đến hoặc chưa quan tâm thực sự đến vấn đề xây dựng văn hóa DN. Nhiều DN làm theo kiểu đối phó, mang nặng tính hình thức hoặc làm văn hóa không theo chuẩn nên mang lại hiệu quả thấp.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần thời trang Aligro cho hay, dù mới thành lập nhưng công ty rất quan tâm đến văn hóa DN, đó là trong những yếu tố cốt lõi của DN. DN muốn phát triển bền vững, muốn đi sâu đi xa thì phải xây dựng, phát triển văn hóa DN. Văn hóa DN phải tồn tại từ bên trong.
Theo bà Bùi Nguyễn Phương Châu - Giám đốc truyền thông Tập đoàn FPT, văn hóa FPT bắt đầu chính từ sứ mệnh của công ty được xác lập ngay từ khi thành lập, đây chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của FPT. Với FPT, kể từ ngày mới thành lập, ban lãnh đạo công ty đã xác định sứ mệnh rất rõ ràng để cho mỗi thành viên ai cũng đều hoạt động hướng tới sứ mệnh này. Bên cạnh đó, văn hóa FPT được đúc kết thành hệ thống giá trị cốt lõi, đòi hỏi mỗi cán bộ nhân viên phải tuân thủ, gìn giữ, phát huy, và liên tục đưa vào thực hành thực tiễn các giá trị này.
Vậy sứ mệnh của FPT là gì, theo bà Bùi Nguyễn Phương Châu thì FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. Tinh thần trên đã đưa FPT trở thành một DN lớn mạnh, thời điểm thành lập (năm 1988) có hơn 10 người đến nay con số nhân sự ở FPT là 36.000 người với doanh thu 23.214 tỷ đồng.
Để văn hóa DN đi vào cuộc sống, theo PGS.TS Đỗ Minh Cương - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh cần phải nâng cao được nhận thức của DN về văn hóa DN, từ người sáng lập, lãnh đạo, lan tỏa xuống tận các công nhân viên. “Người lãnh đạo, người đứng đầu DN phải được đào tạo và tự đào tạo về văn hóa DN một cách chuyên nghiệp, có mục tiêu cụ thể thông qua vai trò của Chính phủ, các hiệp hội, tổ chức xã hội… trong hoạt động của DN và có sự kết nối, phối hợp của các tổ chức này”, PGS.TS Đỗ Minh Cương chia sẻ.
Cùng quan điểm trên, ông Josep Lee, Koica - Hàn Quốc chia sẻ: “Chính phủ có vai trò quan trọng là khuyến khích, thưởng phạt. Nếu các DN đi đúng định hướng sẽ được Chính phủ thưởng, còn nếu có ý định phản đối hoặc không tuân thủ sẽ bị phạt. Điều quan trọng nhất chúng ta phải nghĩ đến là tương lai của xã hội này. Trong quá trình này theo tôi quan trọng nhất là CEO, CEO quyết định đến 70% thành công của quá trình này”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận