Mua tiền trôi nổi, coi chừng bị “rút ruột”
Dù cơ quan chức năng cố gắng tuyên truyền, giải thích và có hành động mạnh tay như không in hay phát hành thêm tiền mới mệnh giá nhỏ, thì “phong trào” đổi tiền vẫn không vì thế mà giảm đi, thậm chí sau mỗi năm, nhiều “kênh” đổi tiền mới lại ra đời.
Mua bán tiền là hành động phạm pháp. Cụ thể điểm a khoản 5, Điều 30, Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định sẽ phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Mức phạt này áp dụng cho các cá nhân vi phạm; tổ chức vi phạm bị phạt gấp 2 lần.
Tiền do NHNN phát hành là phương tiện thanh toán, không phải hàng hóa để giao dịch. Vì vậy, việc mua bán tiền là vi phạm pháp luật. Nếu “dính” tiền giả, hay bị gian dối bằng cách rút ruột, rút lõi, người “mua tiền” cũng không thể kiện cáo ai được. Trong trường hợp, hai bên giao dịch cố tình mua bán tiền giả, hoặc 1 bên biết rõ tiền giả cố tình giao dịch để lừa dối bên còn lại, nếu phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định.
Việc giao dịch, trao đổi tiền lẻ, an toàn nhất là vào ngân hàng, còn mua bán trôi nổi sẽ dễ bị dính tiền giả, tiền thiếu. Vị chuyên gia này cũng khuyến nghị NHNN nên dừng phát hành, thậm chí nên dừng lưu thông những đồng tiền có mệnh giá 200, 500 đồng vì nó gần như không mang lại hiệu quả trong thanh toán, mà hầu như chỉ dùng để đi lễ đền chùa.
Điều này vừa gây lãng phí, vừa tạo nếp xấu mang màu sắc mê tín dị đoan trong xã hội. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về văn hóa tín ngưỡng để người dân hiểu, đi chùa nếu có lòng thì bỏ tiền vào hòm công đức, vì nếu chỉ vài trăm đồng tiền lẻ rải ở đền, chùa, vào tay tượng, phật mà xin được phước lộc thì không thể.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận