Mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ: Quản lý ngân quỹ nhà nước hiệu quả và an toàn
Việc sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ của Kho bạc Nhà nước sẽ tăng giá trị giao dịch trên thị trường (do tăng nguồn cung vốn), từ đó hỗ trợ hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ của Kho bạc Nhà nước.
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Hoàng - Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ, Kho bạc Nhà nước về nội dung này.
PV: Được biết từ năm 2017, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã triển khai các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước (NQNN) tạm thời nhàn rỗi như: cho vay, tạm ứng cho ngân sách nhà nước (NSNN) và gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (NHTM)... Hiện, KBNN đang xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ (TPCP) bằng NQNN tạm thời nhàn rỗi. Việc mua lại này nhằm mục đích gì, thưa ông?
Trên cơ sở đó, KBNN đã nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia đến từ Quỹ Tiền tệ quốc tế, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và thực tiễn giao dịch tại thị trường Việt Nam để xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành thông tư mua lại có kỳ hạn TPCP. Việc xây dựng và ban hành Thông tư này nhằm mục đích giúp KBNN triển khai được đầy đủ các nghiệp vụ về quản lý NQNN, đảm bảo an toàn và hiệu quả theo đúng quy định tại NĐ 24 (về bản chất, đây là hình thức sử dụng NQNN rất an toàn, do khoản sử dụng NQNN được đảm bảo bằng chính TPCP do KBNN phát hành). Đồng thời, việc mua lại có kỳ hạn TPCP sẽ giúp KBNN có thêm phương án sử dụng nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi một cách linh hoạt, chủ động hơn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý NQNN và giúp tăng thêm nguồn thu cho NSNN.
Về phía các NHTM, khi có nhu cầu tiền ngắn hạn, bên cạnh các lựa chọn truyền thống là vay từ thị trường liên ngân hàng và các kênh huy động khác sẽ có thêm lựa chọn là bán TPCP cho KBNN, qua đó giúp nâng cao tính thanh khoản của TPCP do KBNN phát hành.
PV: Việc mua lại có kỳ hạn TPCP này có khác gì so với việc mua lại TPCP để tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ đang được thực hiện theo pháp luật nợ công hiện nay không, thưa ông?
Cụ thể, đối với nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn TPCP của KBNN, về khung pháp lý, được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, mục đích là để thực hiện quản lý NQNN an toàn và hiệu quả; nguồn tài chính để thực hiện việc mua lại là dùng nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi. Thời hạn giao dịch (mua lại) tối đa không quá 3 tháng.
Còn đối với nghiệp vụ mua lại TPCP của NSNN, về khung pháp lý, được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, Nghị định số 94/2018/NĐ-CP của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công và Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. Mục đích là tái cơ cấu nợ để quản lý nợ công an toàn và bền vững; về nguồn tài chính để thực hiện mua lại là dùng nguồn ngân sách trung ương. Thời hạn mua lại không quy định thời gian cụ thể và Bộ Tài chính không phải thanh toán gốc, lãi đối với các mã TPCP đã được mua lại.
PV: Là đơn vị giúp Bộ Tài chính soạn thảo thông tư, xin ông cho biết tác động của việc mua lại có kỳ hạn TPCP đến việc quản lý ngân quỹ nhà nước hiện nay?
Thứ nhất, cho phép KBNN thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ đầu tư NQNN tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại NĐ 24, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý NQNN tại Việt Nam và tiệm cận dần với năng lực, trình độ quản lý NQNN tiên tiến tại các nước trên thế giới.
Thứ hai, giúp KBNN thực hiện quản lý NQNN vừa an toàn (do các đối tác giao dịch là các NHTM có độ an toàn cao theo đánh giá hàng năm của NHNN; việc giao dịch có tài sản đảm bảo chính là TPCP do KBNN phát hành), vừa hiệu quả (tạo thêm nguồn thu, tăng số nộp NSNN hàng năm của KBNN).
Thứ ba, hỗ trợ phát triển thị trường TPCP và thị trường tiền tệ. Việc KBNN thực hiện giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP sẽ giúp tăng tính thanh khoản của TPCP trên thị trường, từ đó sẽ tác động hỗ trợ trở lại đối với hoạt động phát hành TPCP của KBNN trên thị trường sơ cấp.
Thứ tư, giúp nâng cao tính công khai, minh bạch đối với hoạt động quản lý NQNN do số lượng các đối tác được phép tham gia giao dịch với KBNN được mở rộng hơn so với nghiệp vụ gửi tiền có kỳ hạn tại các NHTM. Quy trình lựa chọn đối tác giao dịch cũng được thực hiện theo hình thức đấu thầu điện tử trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, công khai và minh bạch, toàn bộ các thông tin về giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP (như khối lượng, lãi suất mua lại tương ứng với từng kỳ hạn,...) đều sẽ được KBNN công bố công khai trên trang thông tin điện tử của KBNN.
PV: Vậy việc mua lại có kỳ hạn TPCP này có ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước không, thưa ông?
PV: Xin cảm ơn ông!
Không có rủi ro đối tác Nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn TPCP gần như không có rủi ro đối tác (đối tác không thanh toán khi đến hạn), do KBNN dự kiến lựa chọn đối tác là các NHTM có thanh khoản tốt và mức độ an toàn vốn cao nằm trong danh sách các NHTM do Ngân hàng Nhà nước cung cấp hàng năm. Hoạt động mua lại có kỳ hạn TPCP là giao dịch có tài sản đảm bảo là TPCP và có tỷ lệ phòng vệ rủi ro để dự phòng cho việc giảm giá của TPCP. Do đó, trong trường hợp xảy ra rủi ro, KBNN có thể bán TPCP để thu hồi toàn bộ tiền gốc đầu tư (hoặc giữ lại TPCP để nhận tiền gốc, lãi cho đến khi đáo hạn). |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận