Mua đất nông nghiệp có thực sự "ngon"?
Bạn đã từng chứng kiến một thứ gì đó vào tay người này thì không đáng một xu và khi vào tay người khác nó lại biến thành kim cương? Dù đầu tư hay đầu cơ ở bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng có những rủi ro nhất định. Hiểu biết nhiều và có một kế hoạch triển khai rõ ràng thì sẽ giảm được rủi ro. Còn không mua vứt đó chờ thời thì chỉ là đánh bạc và cầu may, hên thì ăn dày, xui thì cắm mỏ.
Đúng là phân khúc đất nền, nhà phố, căn hộ đã qua rồi thời kỳ “Mua để đó vài năm kiểu gì cũng lời gấp vài lần lãi ngân hàng”. Quan điểm của CP cũng rất rõ ràng “Đất ở là để ở và phục vụ sản xuất kinh doanh chứ không phải để đầu cơ”. Chính vì vậy, dù đau nhưng chính phủ sẽ quyết liệt làm cho đến nơi đến chốn để sắp xếp lại thị trường BDS. Đánh thuế căn nhà thứ hai, đánh thuế BDS bỏ hoang sẽ không còn xa nữa. 174/190 nước đã đánh thuế BDS. Nguồn thu từ tài nguyên, khoáng sản ngày càng ít ỏi, nguồn thu từ BDS lại quá nhỏ bé so với khối lượng giao dịch. Vậy thì không có lý do gì để CP không quyết tâm làm cho tới.
Nói như vậy thì không còn cơ hội đầu tư BDS hay chỉ có BDS nông nghiệp mới ngon như ở trong bài báo? Ngon với người này chưa chắc đã ngon với người khác. Có nhiều người nghe nói đất nông nghiệp "Giá một mét vuông đất bằng vài tô phở. Mua vứt đó kiểu gì cũng lời" thế là đâm đầu vào mua. Mua xong rồi mới thấy trời xanh mây trắng đất vàng, hoa mắt chóng mặt và tìm đường tháo chạy. Đã có rất nhiều người mua xong một thời gian quay qua bán lỗ cho Bình Giấy. Qua tay Bình Giấy vài năm có khi x2, x3 bình thường. Chính vì vậy, dù làm bất kỳ việc gì cũng đừng NGHE NÓI. Hãy tìm cái gì mình thật sự mạnh và đam mê mà làm. Còn không hãy tìm cho mình một người thầy, một người dẫn đường. Đơn giản, mọi sự ngu dốt đều phải trả giá bằng tiền.
Dưới đây là một vài lý do đất nông nghiệp tưởng ngon nhưng đắng ngắt.
Thứ nhất, quản lý và vận hành nó.
Người mua được đất thì rất nhiều lắm, phải nói là nhan nhản. Nhưng mua xong làm thế nào để nó đẻ ra tiền thì lại là hạn hữu lắm mới có người làm được. Làm sao trồng đúng kỹ thuật để cây nó sống và phát triển không phải là vấn đề đơn giản. Thời gian đầu khi dẫn thân vào làm nông nghiệp Bình và đội ngũ đã rất vất vả. Cứ trồng rồi nhổ, nhổ rồi trồng rồi lại nhổ rồi lại trồng. Tốn kém không biết bao nhiêu. Trồng hơi sâu cây nó úng rễ chết, trồng hơi cao cây nó khô rễ chết, trồng hơi phẳng cây bị nén rễ chết…
Trong trường hợp bạn trồng chuẩn thì lại phát sinh vấn đề quản lý nhân công. Bạn sẽ không có thời gian để mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng để quản lý. Thời gian đầu là ghé hàng tuần, sau đó hàng tháng, tiếp theo là hàng quý, tiếp đến là hàng năm và cuối cùng là bỏ bê muốn ra sao thì ra.
Nếu bạn xử lý được hai vấn đề trên thì vấn đề tiếp theo là kỹ thuật. “Em ơi sao cây nhà mình nó vàng khè mà cây nhà người ta xanh um vậy?”. “Cây nhà mình hữu cơ nó phải vàng vàng vậy đó chị. Nếu chị muốn xanh rì như nhà người ta thì để em xịt kích thích”. “Thôi thôi em ơi, để vậy đi, em nói vậy chị yên tâm rồi”. Rồi cứ vậy, cứ vậy vài ba năm sau cây lăn ra chết hoặc không có sản lượng. Cùng lắm bạn cho bạn chăm vườn nghỉ việc là hết chuyện. Chán nản thế là lại bỏ hoang.
Cuối cùng nếu xử lý được 3 khâu trên thì đến khâu tiêu thụ. Bây giờ thu hoạch bán cho ai? Bán ở đâu? Liệu bạn có thoát khỏi vòng xoáy được mùa mất giá được giá mất mùa không? Mất giá chán nản không tiếp tục đầu tư. Cái kết rồi vẫn bỏ hoang.
Còn ở Sachi farm chúng tôi đã làm như thế nào để có nguồn thu hàng năm từ 10-30% trên giá trị đầu tư? Chúng tôi tính toán kỹ trồng cây gì, trồng bao lâu thì cho thu hoạch? Sản lượng thu hoạch dự kiến bao nhiêu? Giá bán thế nào? Trong trường hợp mất giá thì hành động tiếp theo là gì?...
Thứ 2, Trời sinh voi sinh cỏ.
Nhiều người thường rù rì rằng “Mua cái vườn đó để cuối tuần cuối tháng về có chỗ chơi và thu hoạch nông sản”. Suy nghĩ này sai, rất sai. Trồng cây xong không chăm sóc tốt cuối tuần cuối tháng về… cỏ cũng không có mà thu chứ đừng nói nông sản.
Trong trường hợp thuê người làm đều đều mỗi tháng trả lương 7-8 triệu, phân bón và vật tư các loại 7-8tr nữa là 15 triệu/ tháng. Tiền thì cứ ra đều đều nhưng thu thì không có gì. Rồi nhà nghĩ dưỡng cũng chán lè. Cứ tưởng mỗi lần về có cái nhà để thư giãn nghỉ ngơi, giờ về đây lại phải tự làm mọi thứ từ nấu ăn đến dọn dẹp. Ngán đến tận cổ rồi lẩm nhẩm “Tháng mười mấy triệu không thu được gì lại còn rước khổ vào thân. Bấy nhiêu đó đi ở resort 5 sao sướng hơn, có người phục vụ tận răng”.
Kịch bản đến đây là nói với người làm vườn “Em ơi, giờ em ở đây làm được cái gì thì làm, thu được cái gì em thu hưởng hết đi anh chị không lấy đâu và anh chị cũng khỏi phải trả lương”. Người làm lúc này cũng làm với tâm lý được chăng hay chớ và được vài tháng thì “Anh chị cho em trả lại vườn”. Kết cục lại bỏ hoang.
Ở Sachi thì chúng tôi lại tính toán rất kỹ, không có khái niệm trời sinh voi sinh cỏ. Khi nào thì nên trồng? Trồng khi loại nông sản đó đang được giá hay mất giá? Cây từ khi trồng đến khi thu hoạch được lên một lộ trình dinh dưỡng rõ ràng khi nào thì bón xịt cái gì? Những loại sâu bệnh gì có thể xuất hiện?... Tất cả được thực thi một cách chi tiết kiểu như một huấn luyện viên tính toán cho cầu thủ tập với cường độ nào? Chế độ dinh dưỡng ra sao? Làm sao để đạt điểm rơi phong độ?
Mới có 02 “cái ngộ” đều dẫn đến cái kết đắng ngắt rồi, đó là BỎ HOANG và BỎ CHẠY. Còn 03 cái kết đắng ngắt nữa tạm ngưng vì dài quá. Các bạn có muốn đọc tiếp không xin cho ÁM HIỆU gì đó nhé.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận