menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hải Đăng SFI Team Pro

Mùa chốt lời cổ phiếu

Đừng nên đi tìm những lý do để khiến thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh vì chưa có 1 yếu tố rủi ro nào từ các câu chuyện về vĩ mô: lãi suất thì vẫn rẻ, chính trị vĩ mô thì vẫn ổn định, dịch bệnh thì vẫn đang được khống chế.

1. Tính chu kỳ:

Khi thống kê về những diễn biến của thị trường chứng khoán trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây và có sự lặp đi lặp lại của sự sụt giảm giá ở cuối năm 2016, đầu và giữa 2017, đầu và giữa 2018, đầu 2019 và mới đây nhất là giữa 2020 và quý IX năm 2020. Những diễn biến này là những diễn biến của sụt giảm giá, những sự sụt giảm giá này có thể sụt giảm trong một thời gian ngắn, nó có thể diễn biến sụt giảm giá rất mạnh trong 1 khoảng thời gian. Đây là những thời điểm công bố kết quả kinh doanh của 1 quý, báo cáo tài chính của 1 quý.

Mùa chốt lời cổ phiếu

Khi đầu tư thì mục tiêu chính là có lời và khi đầu tư có lời thì thời điểm nào là thời điểm để chốt lời? Thường là thời điểm công bố những thứ tích cực mà chúng ta đã phân tích trước đó. Ta gọi đây là tính chu kỳ của mùa báo cáo tài chính. Trên thực tế, mùa báo cáo tài chính có những sự sụt giảm mạnh hay là không mạnh thì phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng giá trước đó của cổ phiếu. Ví dụ như sự tăng giá trước đó rất mạnh thì tất nhiên diễn biến chốt lời sẽ tồn tại trong 1 thời gian rất lâu và cũng sẽ giảm tương đối mạnh, còn những thời điểm mà cổ phiếu đó không tăng mạnh trong thời gian trước đó thì diễn biến chốt lời sẽ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhìn chung, tính chu kỳ luôn được lặp đi lặp lại.

Vì sao lại như vậy?

Vì rất nhiều người trong chúng ta đầu tư đó là vì bản chất của đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của 1 doanh nghiệp và khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ có kết quả 1 kết quả kinh doanh tích cực. Kết quả kinh doanh tích cực đó là tiền đề để tạo ra sự tăng giá cổ phiếu. Nhưng khi phân tích rằng, kết quả kinh doanh của 1 doanh nghiệp tích cực thì nó đã tích cực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không tích cực trong việc công bố kết quả kinh doanh. Tất cả mọi người chỉ chờ mùa công bố kết quả kinh doanh tích cực ra, triển vọng ra thì họ sẽ chốt lời, đó là sự thay đổi tâm lý và hành vi của đám đông. Cùng 1 cổ phiếu đó, cùng 1 tài sản đó, họ mua cổ phiếu đó là vì kỳ vọng có 1 hoạt động kinh doanh thật tốt, kết quả kinh doanh của quý tiếp theo thật tốt thì đó gọi là bản chất và từ bản chất và kỳ vọng sẽ nuôi dưỡng giá cổ phiếu để làm giá cổ phiếu tăng lên. Nhưng khi tất cả bản chất đó phản ánh vào kết quả thì đám đông sẽ suy nghĩ ngược lại, đó là 1 kết quả kinh doanh tốt, đó là 1 kết quả kinh doanh cực kỳ hấp dẫn nhưng giá cổ phiếu đã tăng và suy nghĩ của đám đông thay vì chúng ta mua, nắm giữ thì hãy hiện thực hóa lợi nhuận. Từ đó, áp lực bán chốt lời ra đời và áp lực bán chốt lời không diễn ra trong 1 cổ phiếu hay ngành nghề nào cả mà nó diễn ra trên toàn thị trường. Do đó ta mới nói đây là mùa chốt lời của 1600 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán chứ không phải của 1 cổ phiếu cũng không phải là của 1 ngành nghề nào cả. Đó là lý do tại sao mà chứng khoán giảm 30 điểm, 50 điểm thậm chí có những phiên giảm đến 70 điểm là vì họ đã quá lời, khi họ đã quá lời thì họ cần 1 lý do để họ bán và thời điểm lý do họ bán tốt nhất đó là thời điểm mà công bố kết quả kinh doanh.

Mùa chốt lời cổ phiếu

Nhiều người sẽ đi tìm 1 lý do nào đó để thị trường giảm, để níu kéo lại danh mục đầu tư nhưng lời khuyên ở đây là đừng đi tìm lý do vì lý do đó không phải là thành tố tạo ra sự sụt giảm hay là sự tăng giá của cổ phiếu mà hãy đi vào bản chất của tài sản để hiểu rõ hơn về nhịp đập. Từ đó mới có thể đầu tư chủ động, nếu bị động theo thông tin của thị trường, trôi nổi của thị trường thì đầu tư sẽ không hiệu quả.

Trong 1 thị trường giảm thì 70% cổ phiếu là sẽ giảm giá và 30% cổ phiếu thì sẽ đi ngang hoặc có thể tăng giá nhẹ. Trong 1 cuộc chơi xác suất 70% là rất dễ bị mất tiền thì chắc chắn là những người giao dịch, những người đầu cơ, những người lướt sóng thì đây là mùa để hạ Margin , họ không thể nào kiếm tiền được nữa trong 1 thị trường 70% là giảm giá và 30% là đi ngang và tăng giá. Trong 1 cuộc chơi như vậy họ sẽ hạ Margin, đó là lý do. Nếu để lý giải cho 1 sự sụt giảm mạnh thì lý giải tốt nhất đó là sự thay đổi của tâm lý và hành vi đám đông. Các yếu tố như thị trường chứng khoán, vĩ mô kinh tế, , cổ phiếu, bản chất tài sản vẫn vậy nhưng tâm lý và hành vi đám đông thay đổi từ hồ hởi sang nghi ngờ, dẫn đến sự chốt lời.

2. Tính thời điểm:

Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán (thời gian nghỉ Tết là 7 ngày) thì thị trường tài chính toàn cầu vẫn giao dịch, Trong thị trường tài chính toàn cầu vẫn giao dịch thì trong 7 ngày nghỉ lễ không biết sẽ có chuyện gì xảy ra, có thể là thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh nhưng cũng có thể là thị trường chứng khoán sẽ giảm mạnh. Có thể là có nhiều thông tin tích cực nhưng cũng có thể có nhiều thông tin tiêu cực sẽ xảy ra. Chưa kể trong 7 ngày nghỉ lễ chúng ta vẫn phải tính lãi, tức là khi anh/chị vay ngân hàng, vay công ty chứng khoán thì anh/chị vẫn phải trả lãi. Do đó, thường suy nghĩ của đám đông đầu tiên là họ sẽ hạ khoản lãi vay tức là bán để trả nợ, khi đó áp lực bán sẽ tăng lên. Thứ hai là những gì xảy ra trong năm 2020 hơn cả mong đợi, với tình hình dịch bệnh như vậy không ai có thể nghĩ rằng chứng khoán có thể tăng mạnh như vậy từ 650 điểm lên đến 1200 điểm. Có thể có rất nhiều người có lợi nhuận trên 100% trong năm 2020 và đầu 2021. Vậy nên xu hướng của kì nghỉ Tết Nguyên Đán thì mọi người đều có mong muốn bán chốt lời, thống nhất và thống kê với nhau về 1 mùa đầu tư hiệu quả.

Chốt lại, bán để trả nợ và đám đông sẽ bán Margin khi mùa này là 1 mùa rất khó kiếm lời nhanh trên thị trường chứng khoán thì từ đó tạo ra áp lực bán.

3. Sự phù hợp:

Sự phù hợp này sẽ diễn ra trong năm trước và có thể là trong năm nay. Dịch bệnh bùng nổ và xảy ra vào khoảng thời gian là kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán của Trung Quốc tại Vũ Hán (Trung Quốc). Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán là thời gian để thăm gia đình, bạn bè, người thân, đi du lịch nhiều hơn nên do đó tính chất gặp gỡ cũng sẽ nhiều hơn, từ đó rủi ro về dịch bệnh cũng sẽ lớn hơn. Có 1 vài thống kê theo tờ báo An Ninh trước đó của năm 2019 và đầu 2020, ở Trung Quốc thì kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán là 1 cuộc đại di cư của Trung Quốc, có hơn 300 triệu vé tàu đã có chủ trong thời điểm cuối năm 2019, có đến hơn 3 tỷ chuyến bay về quê ăn Tết ở Trung Quốc. Do đó để nói về 1 mùa nghỉ Tết thì không chỉ riêng Trung Quốc mà cả Việt Nam thì những sự phức tạp của dịch bệnh sẽ trở nên cao trào hơn. Theo thống kê của Uỷ ban Y tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát ngày càng cao do sự xuất hiện của các ổ dịch tại 1 số khu vực trước thềm Tết Nguyên Đán đơn giản là do con người di cư quá nhiều, đi lại quá nhiều lúc đó dịch bệnh trở nên khó kiểm soát hơn.

Thực tế, chúng ta đã quen với câu chuyện của dịch bệnh và các ca nhiễm bệnh ở trên thế giới nhưng tại sao ở Trung Quốc và Việt Nam chúng ta lại cần phải để ý hơn? Vì Trung Quốc và Việt Nam chống dịch tốt hơn so với thế giới và vì chúng ta chống dịch tốt hơn so với thế giới nên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng tốt hơn so thị trường tài chính toàn cầu. Nếu dịch bệnh bùng phát trở lại thì đó là 1 cú sốc tâm lý rất nặng và thường sau cú sốc tâm lý đó thì chứng khoán sau dịp nghỉ lễ Tết thì sẽ sụt giảm mạnh. Đó là lý do không ai mong muốn nắm giữ cổ phiếu hoặc là không ai mong muốn vay nợ cổ phiếu trong 1 kỳ nghỉ lễ mà chưa biết rằng liệu dịch bệnh có được khống chế tốt như trước kỳ nghỉ lễ hay không. Đây cũng là 1 lý do khiến thị trường chứng khoán sụt giảm.

KẾT LUẬN

Tính thời điểm: nếu để nói về 1 lý do cụ thể thì không có 1 lý do nào cả, chẳng qua thời điểm hiện tại nó phù hợp để cho người ta có tâm lý thực hiện hoá lợi nhuận.
Tâm lý và hành vi đám đông thay đổi: thay vì hồ hởi, nắm giữ thì có xu hướng hiện thực hóa lợi nhuận, bán những đồng tiền vay nợ và từ đó tạo ra mùa CHỐT LỜI CỔ PHIẾU.

Thực tế, mùa chốt lời cổ phiếu là mùa diễn ra trong 1 diện rộng, trên toàn bộ thị trường và chúng ta cũng sẽ quen thuộc với những phiên giảm khoảng 30 điểm, 50 điểm thậm chí là 70 điểm trên toàn thị trường. Vì đã là mùa chốt lời thì sẽ là chốt lời trên diện rộng và sẽ không chừa bất kỳ 1 cổ phiếu nào: những cổ phiếu nào tăng giá mạnh nhất sẽ bị chốt lời mạnh mẽ nhất.

Thời điểm chốt lời thì diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhưng không diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài.

Như chúng ta đã biết diễn biến giá cổ phiếu trong vài tháng trở lại đây đã tăng rất mạnh và tăng rất dài dẫn đến có rất nhiều người đang được đầu tư có lời và rất lời. Do đó áp lực bán mạnh có thể là vài chục điểm, 50 điểm, 70 điểm là hoàn toàn có thể xảy ra trong những phiên tiếp theo.

Vậy nên, câu chuyện hiện tại là cần quản trị rủi ro. Trong các phiên ta cần để ý tới đòn bẩy tài chính và tránh đầu tư vào những cổ phiếu đã tăng giá mạnh trong 1 thời gian dài đặt biệt là những cổ phiếu có tính chất đầu cơ, những cổ phiếu tăng giá mạnh không dựa vào nội lực của cổ phiếu, không dựa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ bị bán rất mạnh trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, diễn biến chốt lời này không tồn tại trong thời gian dài thì ta hoàn toàn có thể tận dụng những phiên sụt giảm mạnh. Rủi ro của người này sẽ có thể là cơ hội cho người khác, cơ hội chỉ dành cho những người có tiền, những người còn tiền; cơ hội chỉ dành cho những cổ phiếu đáng để đầu tư, cho những cổ phiếu đáng có nhiều triển vọng trong năm 2021.

Nguồn: Sưu tầm Youtube

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0966.96.9653 (Kim Anh - Chuyên viên tư vấn CTCK VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Vũ Hải Đăng SFI Team Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

8 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại