Một Trung Quốc suy giảm nhưng nguy hiểm hơn
Liệu có phải Trung Quốc đang trên đà suy yếu hay không? Những số liệu kinh tế của Trung Quốc cũng như những chỉ số khác mà các cơ quan thống kê của nước này công bố đều không đáng tin cậy. Tuy nhiên, hiện nay, những chỉ số kinh tế này cùng nhiều chỉ số khác đã dựng lên một bức tranh về tình trạng kinh tế không thuận lợi của Trung Quốc.
Năm 2021 là một trong những năm chứng kiến chính quyền Bắc Kinh mạnh tay thực hiện những chiến dịch trấn áp hoạt động kinh doanh của các "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ cao và công nghệ giáo dục. Trong đó, việc trấn áp đối với lĩnh vực bất động sản và công nghệ giáo dục có thể liên quan đến những quan ngại của Bắc Kinh về tình trạng suy giảm dân số của nước này. Trước đây, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố nhà cửa được xây dựng để phục vụ mục đích sinh sống chứ không phải để đầu cơ, và chính phủ đã triển khai một số động thái nhằm cắt giảm dòng vốn đổ vào lĩnh vực này. Điều không may đối với chính quyền Bắc Kinh là kết cục của những động thái đó là sự xuất hiện của những "thị trấn ma" và những vấn nạn tràn lan trong lĩnh vực bất động sản. Vụ "gã khổng lồ" bất động sản Evergrande đối mặt với "bom nợ" trong năm 2021 là một minh chứng điển hình. Trong những tháng gần đây, nhiều "tên tuổi" khác kinh doanh trong lĩnh vực này như Shimao, Kaisa và thậm chí cả những công ty quy mô nhỏ hơn cũng rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Những rắc rối mà lĩnh vực bất động sản đang đối mặt phần nào liên quan đến những nỗ lực của chính phủ Bắc Kinh nhằm hạ giá bất động sản. Trước đó, tình trạng giá nhà leo thang đến mức giới trẻ Trung Quốc không đủ khả năng tài chính để chi trả. Nỗ lực hạ nhiệt giá nhà của Bắc Kinh dường như đang và sẽ thành công. Cụ thể, số liệu thống kê chính thức cho thấy giá nhà ở Trung Quốc đã bắt đầu giảm và mức độ giảm giá trên thực tế có thể rất khác và có thể giảm sâu hơn nữa trên thực tế. Lĩnh vực bất động sản đóng góp một phần lớn cho tổng GDP của Trung Quốc, ước tính khoảng 25%.
Một khó khăn khác mà Trung Quốc đang phải đối mặt là khả năng nước này tiếp cận vốn nước ngoài ngày càng suy giảm. Những chiến dịch đàn áp tập đoàn thương mại điện tử Alibaba và các "ông lớn" công nghệ khác sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải đánh giá lại kế hoạch đầu của mình tại Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng than mà Trung Quốc đối mặt hồi tháng 9/2021 mà một phần là do dữ liệu chung không rõ ràng đã một lần nữa tác động đến dòng vốn mới đổ vào Trung Quốc.
Sự hiện diện của Trung Quốc ở thế giới bên ngoài dường như cũng đang suy giảm. Sri Lanka và Pakistan, cả hai điểm đến cho các Sáng kiến "Vành đai và Con đường" quy mô lớn của Trung Quốc, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế, phần lớn là do sự quản lý yếu kém của chính quyền trong nước và do sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc. Pakistan đã phải đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp cho nước này một gói cứu trợ kinh tế. Còn Sri Lanka đã phải cắt giảm mạnh lượng hàng nhập khẩu nhu phân bón và ô tô và đang phải dùng chè để thanh toán tiền nhập khẩu dầu. Hầu bao của Trung Quốc dường như đã đóng lại, một chỉ dấu cho thấy Trung Quốc không sẵn sàng đầu tư ra bên ngoài hoặc không đủ năng lực để cấp vốn cho các dự án đầu tư tốn kém song khó có thể được duy trì và sinh lời cho bên đầu tư.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế Trung Quốc yếu kém hơn rất nhiều so với những gì mà chế độ Bắc Kinh muốn phô diễn, thì những rủi ro đối với Ấn Độ và các quốc gia khác vốn có tranh chấp lãnh hải hoặc lãnh thổ với Trung Quốc đã gia tăng khi Bắc Kinh triển khai chính sách phiêu lưu (quân sự) của mình.Và nếu Trung Quốc coi nền kinh tế của mình đang suy yếu chứ không phải đang phát triển thì điều đó đồng nghĩa với việc Bắc Kinh không còn mong muốn "vượt" Mỹ và chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc trở nên hiếu chiến hơn trong ngắn hạn, đặc biệt đối với những vấn đề nằm trong danh sách "lợi ích cốt lõi Phân tích nói trên dựa trên thông tin hạn chế và có thể không chính xác. Tuy nhiên, khi tính toán đến những rủi ro và mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra mà Ấn Độ đã là nước "nếm mùi" trước tiên, thì việc chuẩn bị để đối phó với điều tồi tệ nhất là phương cách hợp lý duy nhất mà một nước láng giềng đầy lo ngại cần tiến hành. Ngay cả một Trung Quốc đang suy giảm sức mạnh vẫn có những lợi thế lớn về kinh tế và quân sự so với Ấn Độ và vẫn sẽ là một mối đe dọa đáng gờm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận