Một tổ chức nước ngoài khó sở hữu cổ phần của hai ngân hàng Việt?
Việc Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) mới mua cổ phần công ty con của VPBank, đồng thời là cổ đông lớn của ngân hàng Eximbank -Điều này có đúng theo qui định của Luật các Tổ chức tín dụng?
DĐDN đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính Ngân hàng xung quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Trí Hiếu-Chuyên gia Tài chính Ngân hàng
Tôi đánh giá rất cao thương vụ này bởi trong nhiều năm gần đây thị trường tài chính chưa có ngân hàng nội nào bán được cổ phần cho đối tác ngoại với số tiền lớn lên tới hàng tỷ đô như vậy. Thương vụ bán vốn này VPBank đã thu về 1 khoản tiền khá lớn trong bối cảnh cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục gặt hái được những thành quả ngoài mong đợi. Được biết VPBank định giá để bán FE Credit là 2,8 tỷ USD. Như vậy, SMBC đã chi 1,37 tỷ USD để sở hữu 49% vốn FE Credit.
Thông qua giao dịch này, FE Credit chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn, năng lực quản trị điều hành và các kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại châu Á từ Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG), đặc biệt là từ SMBCCF - công ty tài chính tiêu dùng lớn tại thị trường Nhật Bản. Đồng thời, giao dịch này sẽ bổ sung một nguồn vốn lớn cho VPBank, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính của ngân hàng.
Đúng vậy, SMBC là tập đoàn tài chính nên tài chính là lĩnh vực SMBC ưu tiên khi đến Việt Nam. Năm 2007, SMBC đã trở thành cổ đông chiến lược của Eximbank sau khi sở hữu 15% vốn ngân hàng này. Số tiền SMBC phải chi ra là 225 triệu USD. SMBC đánh giá cao thương vụ này. Đích thân Chủ tịch SMBC, ông Masayuki Oku, thông báo buổi lễ ký kết chính thức thỏa thuận liên minh với Eximbank đã diễn ra tại Tokyo.
Còn nhớ đầu năm 2008, Eximbank công bố lợi nhuận trước thuế 723 tỉ đồng, đứng thứ 2 trong khối tổ chức tín dụng cổ phần. Sau thương vụ với SMBC, vốn chủ sở hữu và giá trị sổ sách cổ phiếu EIB của Eximbank cao nhất trong các ngân hàng cổ phần. Điều nay cho thấy SMBC đã thực sự gắn bó với Eximbank. Đây không phải chỉ là chuyện lời lỗ của một khoản đầu tư trong hơn 13 năm, mà còn là một sự kỳ vọng rất nhiều của tổ chức định chế tài chính này.
Tuy nhiên kể từ năm 2008 tình hình kinh doanh cũng như nội bộ của Eximbank liên tục sa sút, tăng trưởng âm khiến cho nhiều nhà đầu tư không còn mặn mà với Eximbank.
Không chỉ Eximbank, SMBC cũng có nhiều thương vụ nổi tiếng tại VN. Vào tháng 12/2019, SMBC một lần nữa gây chú ý khi Sumitomo Life chi thêm 4.012 tỷ đồng (tương đương 173 triệu USD) để mua thêm 41.436.330 cổ phần BVH của Tập đoàn Bảo Việt. Nhờ đó, nâng tỷ lệ nắm giữ của Sumitomo Life tại Bảo Việt lên 22,09%.
Trên thị trường tài chính có nhiều tin đồn, nhưng theo quan điểm của tôi làchắc chắn SMBC sẽ thoái vốn khỏi Eximbank sau khi thực hiện xong thương vụ FE Credit của VPBank. Thêm nữa là theo Luật các TCTD thì 1 tổ chức nước ngoài không đc sở hữu quá 15% ở 2 ngân hàng khác nhau, được quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017).
Theo quy định thì cổ đông và người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó cổ đông của một tổ chức tín dụng và người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của tổ chức tín dụng khác. Tôi cũng được biết hiện SMBC đã rút nhân sự trong HĐQT của Eximbank. Nên nếu có thoái vốn thì đây cũng là hoạt động M&A bình thường của SMBC.
Trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 ngày 26-4-2021, lần đầu tiên sau nhiều năm số cổ đông Eximbank có mặt đại diện cho hơn 94,6% cổ phần. Tuy nhiên 55% số người tham dự không thông qua quy chế đại hội không thành công. Nhóm nhà đầu tư cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhóm cổ đông của Ngân hàng Nam Á, hiện đang sở hữu chừng 37-38% cổ phần Eximbank. Theo tôi, nếu nhận được sự chuyển của SMBC họ có thể có tỷ lệ cổ phần 52-53%, đạt tỷ lệ cổ phần chi phối.
Trong khi đó, tỷ lệ cổ phần Eximbank của nhóm nhà đầu tư có liên quan đến một doanh nhân phía Bắc, của nhóm nhà đầu tư liên quan quỹ VOF do VinaCapital quản lý cùng với một số pháp nhân và thể nhân nước ngoài khác khoảng trên 40%. Vietcombank còn nắm giữ 4,82% cổ phần Eximbank và đứng ở vị trí trung lập.
Theo tôi được biết, một nhóm nhà đầu tư mới có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh ngân hàng và khá có tiếng tăm trong giới tài chính đã chào mua cổ phần EIB với giá cao hơn 30% thị giá EIB trên sàn. Như vậy nhóm nhà đầu tư nào nhận chuyển nhượng cổ phiếu EIB của SMBC sẽ là những cổ đông chi phối Eximbank.
Tính theo thị giá trên sàn, 15% cổ phần Eximbank mà SMBC sở hữu hiện có giá trị khoảng 5.000 tỉ đồng, tương đương hơn 200 triệu đô la Mỹ. Khi mua một tỷ lệ lớn cổ phiếu và có ý nghĩa chi phối ngân hàng như vậy, các giao dịch thỏa thuận thường diễn ra ngoài sàn, tức ngoài biên độ giao dịch quy định. Tuy nhiên điều đáng quan tâm hơn cả là khi SMBC có thể rời khỏi Eximbank, room nước ngoài tại ngân hàng sẽ là một khoảng trống lớn, tạo sức hấp dẫn đáng kể cho cổ phiếu EIB.
Eximbank đã tất toán toàn bộ nợ xấu tại VAMC, đủ điều kiện để được NHNN cho phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, dự kiến 18% như tài liệu đại hội đồng cổ đông đề xuất. Theo tôi, các cổ đông Eximbank đang chờ đợi những nhóm nhà đầu tư mới sẽ thay đổi cục diện của Eximbank.
- Như ông đề cập, đã lâu rồi mới lại có một thương vụ nhà đầu tư ngoại bỏ vốn xấp xỉ 1,4 tỷ USD vào một tổ chức thuộc ngân hàng. Sự kiện này gợi lên điều gì về thị trường tài chính Việt, thưa ông?
Cùng với những ngân hàng Châu Á khác tham gia thị trường tài chính Việt Nam thì việc SMBC mua 49% cổ phần của FE Credit là một tín hiệu tốt. Các định chế tài chính Nhật Bản tỏ ra quan tâm và ưu ái thị trường tài chính Việt Nam, trong khi một vài định chế tài chính Phương Tây đã rút ra khởi Việt Nam. Những ngân hàng Phương Tây khác có vốn 100% nước ngoài như Standard Chartered Bank hay HSBC thì hoạt động cầm chừng ở Việt Nam. Các ngân hàng lớn trên thế giới cũng dần thu hẹp lại các hoạt động ngân hàng bán lẻ à nhường lại sân chơi này cho các công ty tài chính. Tại Việt Nam các ngân hàng vẫn hoạt động mạnh mẽ trong phân khúc thị trường bán lẻ vì phân khúc này mang lại lợi nhuận cao và người dân vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng để vay tiêu dùng. Nhưng có lẽ ngành ngân hàng Việt Nam cũng sẽ dần đi vào quỹ đạo chung của thế giới là thị trường ngân hàng sẽ tiếp tục chuyển động và phân hóa: các công ty tài chính sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong phân khúc bán lẻ (retail banking/ personal banking), còn các ngân hàng sẽ ngày càng tập trung hơn vào phân khúc bán buôn (Wholesale banking/corporate banking/investment banking). Sự phân hóa này đang được hổ trợ mạnh mẽ bởi ngân hàng số (digital banking,e-banking), một loại hình ngân hàng tạo sự tiện ích và chi phí rẻ cho khách hàng cá nhân.
3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
- Xin cám ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận