menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sói Già Vndirect Pro

Một số vấn đề vĩ mô đáng lưu ý trong quý 1 năm 2023

Những điều cần lưu ý về kinh tế vĩ mô

Tăng trưởng ngành Dịch vụ giảm tốc do nhu cầu trong nước suy yếu

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2/2023 tăng 13,2% svck (-6,0% sv tháng trước), cao hơn một chút so với mức 12,8% svck trong tháng 1 (TCTK đã điều chỉnh số liệu tháng 1 từ mức 20% svck trong báo cáo trước) nhưng thấp hơn so với mức tăng 17,5% svck trong tháng 12/2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm 2023 tăng 13% svck, cao hơn mức 2,1% svck của cùng kỳ năm ngoái. Du lịch vẫn là điểm sáng khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 2.

Một số vấn đề vĩ mô đáng lưu ý trong quý 1 năm 2023

Theo TCTK, Việt Nam đón khoảng 933 nghìn lượt khách quốc tế (+7,1% sv tháng trước, gấp 31,6 lần cùng kỳ năm ngoái). Trong 2 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1,8 triệu lượt, gấp 36,6 lần cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn ít hơn 60% so với cùng kỳ năm 2019 (mức trước đại dịch). Trong số đó, Hàn Quốc là quốc gia có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam trong tháng 2 với ước tính 301.343 lượt khách, tiếp đến là Mỹ với 69.648 lượt khách. Gần đây Trung Quốc đã đưa Việt Nam vào danh sách đợt 2 cho phép nối lại tour du lịch quốc tế theo đoàn kể từ ngày 15/03/2023. Do đó, chúng tôi kỳ vọng lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng tốc độ phục hồi và Việt Nam có thể sớm vượt mục tiêu 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế của Chính phủ trong năm 2023.

Một số vấn đề vĩ mô đáng lưu ý trong quý 1 năm 2023

Xuất khẩu vẫn suy yếu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại

Giá trị xuất khẩu tăng 11,9% svck (+10,3% sv tháng trước) lên 26,1 tỷ USD trong tháng 2/2023, chủ yếu do mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái khi nhiều nhà máy đóng cửa nghỉ Tết từ đầu tháng 2. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm vẫn giảm 10,0% svck xuống còn 49,6 tỷ USD do đơn đặt hàng đã giảm mạnh trong vài tháng qua trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy giảm. Về phía nhập khẩu, giá trị nhập khẩu giảm 7,9% svck (+1,3% sv tháng trước) xuống còn 23,3 tỷ USD trong tháng 2/2023. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu tiếp tục giảm trong bối cảnh các hoạt động sản xuất mới bắt đầu phục hồi nhẹ trong tháng 2 và các doanh nghiệp vẫn còn đủ nguyên vật liệu tồn kho để đáp ứng các đơn hàng. Trong 2 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu giảm 16,7% svck xuống còn 46,2 tỷ USD.

Một số vấn đề vĩ mô đáng lưu ý trong quý 1 năm 2023

Về cán cân thương mại, Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại 3,4 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2023, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 0,3 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2022. Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu và giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất giảm trong những tháng gần đây, chúng tôi duy trì dự báo xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 5% svck trong năm 2023, thấp hơn mức trung bình 15% svck của giai đoạn 2021-22. Tăng trưởng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2023 có thể cao hơn do mức nền thấp của nửa cuối năm 2022 và tác động đến từ nhu cầu của Trung Quốc có thể phục hồi mạnh mẽ kể từ giữa năm 2023 nhờ hiệu ứng mở cửa trở lại nền kinh tế.

Một số vấn đề vĩ mô đáng lưu ý trong quý 1 năm 2023

Vốn FDI giảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), vốn FDI thực hiện trong tháng 2/2023 tăng 12,1% svck lên 1,2 tỷ USD. Trong 2 tháng đầu năm 2023, vốn FDI thực hiện giảm 4,9% svck xuống còn 2,6 tỷ USD. Vốn FDI đăng ký giảm 51,4% svck trong tháng 2, khiến tổng vốn FDI đăng ký kể từ đầu năm chỉ đạt 3,1 tỷ USD (- 38,0% svck).

Một số vấn đề vĩ mô đáng lưu ý trong quý 1 năm 2023

Dòng vốn FDI vào Việt Nam suy yếu trong 2 tháng đầu năm 2023 do các kế hoạch đầu tư mới và mở rộng sản xuất bị ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn, bao gồm (1) tăng trưởng toàn cầu chậm lại, (2) lạm phát cao đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng và (3) thanh khoản thị trường tài chính thắt chặt do FED tăng lãi suất. Chúng tôi kỳ vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023 nhờ: (1) FED dừng tăng lãi suất, từ đó giúp cải thiện điều kiện thị trường tài chính, (2) tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2023 nhờ việc Trung Quốc mở cửa trở lại và cải thiện điều kiện thị trường tài chính.

Một số vấn đề vĩ mô đáng lưu ý trong quý 1 năm 2023
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại