Một số điểm chính của dự án Luật PPP
Tính đến cuối năm 2018, 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó, 140 dự án theo hợp đồng BOT, 188 dự án theo hợp đồng BT và 8 dự án được áp dụng các loại hợp đồng khác); thông qua đó, huy động được khoảng 1.609.295 tỷ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia.
Một số điểm chính của dự án Luật PPP
Theo số liệu báo cáo mới đây của Chính phủ[1], tính đến cuối năm 2018 đã có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó, 140 dự án theo hợp đồng BOT, 188 dự án theo hợp đồng BT và 8 dự án được áp dụng các loại hợp đồng khác); thông qua đó, huy động được khoảng 1.609.295 tỷ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia.
Về lĩnh vực đầu tư, các dự án giao thông chiếm đa số với 220 dự án (118 dự án BOT với tổng vốn đầu tư khoảng 279.367 tỷ đồng, 99 dự án BT) với tổng vốn đầu tư khoảng 117.421 tỷ đồng. Những dự án PPP nói chung và PPP giao thông nói riêng được thực hiện trong thời qua đã góp phần tích cực hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải..., kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu đối với sản xuất trong nước.
Bên cạnh các kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy việc triển khai còn một số tồn tại, bất cập, việc thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân, đặc biệt nguồn lực nước ngoài chưa đạt kỳ vọng. Việc chưa có một khung pháp lý cao nhất, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế hiệu quả thu hút đầu tư theo phương thức PPP.
Trước yêu cầu đó của thực tiễn, việc xây dựng một đạo luật riêng về PPP là rất cần thiết, nhằm: (i) tránh tình trạng xung đột và “vay mượn” quy định của các pháp luật liên quan trong quá trình áp dụng; (ii) đảm bảo khung pháp lý ổn định cho hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn, tạo niềm tin và thu hút được các nhà đầu tư; (iii) bổ sung các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía Nhà nước cho nhà đầu tư PPP để tăng tính hấp dẫn của dự án cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công.
Dưới chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, trong thời gian hơn một năm vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan chủ trì soạn thảo) đã khẩn trương tổ chức đánh giá, tổng kết, tổ chức nhiều sự kiện dưới nhiều phương thức nhằm tham vấn đầy đủ ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các nhà đầu tư, đối tác phát triển, tổ chức tín dụng, tư vấn để kịp thời hoàn thiện dự án Luật PPP bảo đảm yêu cầu chất lượng và tiến độ.
Dự thảo Luật PPP đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp lần này (tháng 11/2019) được bố cục thành 11 chương với 102 điều, trên cơ sở kế thừa các quy định tốt đang thực hiện hiệu quả tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về PPP; đồng thời bổ sung một số chính sách, định hướng mới, cụ thể:
Tuy nhiên, để bảo đảm linh hoạt trong thực tiễn điều hành, Chính phủ đề nghị có quy định mở đối với trường hợp phát sinh về lĩnh vực cần thiết trong thực tiễn, Bộ, ngành, địa phương được đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung mới nhưng bảo đảm phù hợp với quy định về lĩnh vực đầu tư công và khả năng bố trí vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu dự án có sử dụng vốn đầu tư công).
Do vậy, dự thảo Luật cần quy định quy mô tối thiểu cho các dự án PPP nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho các dự án hạ tầng trọng quan trọng, hạn chế đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực (cho các dự án quy mô nhỏ như hiện nay). Các dự án có quy mô nhỏ có thể lựa chọn các phương thức khác với thủ tục đơn giản hơn (như xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục; đầu tư tư nhân...) theo đó vẫn bảo đảm được cơ hội thu hút vốn đầu tư tư nhân cho các dự án quy mô nhỏ ở địa phương. Từ phân tích nêu trên, Dự thảo Luật PPP được Quốc hội xem xét theo hướng quy định quy mô tối thiểu của các dự án PPP từ 200 tỷ đồng, Chính phủ sẽ quy định chi tiết quy mô chi tiết cho từng lĩnh vực.
Ngoài ra, Dự thảo Luật thiết kế quy trình đặc thù cho: (i) Dự án ứng dụng công nghệ cao (ví dụ các dự án BOT điện, xử lý rác thải công nghệ cao, dự án có phương án kinh doanh mới theo xu hướng 4.0...), tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện ngay sau khi quyết định chủ trương đầu tư; sau đó nhà đầu tư trúng thầu sẽ tổ chức lập FS và thực hiện hợp đồng; (ii) Dự án BT chỉ được tổ chức lựa chọn nhà đầu tư sau khi có thiết kế, dự toán.
Bên cạnh đó, đối với vốn của nhà đầu tư, chi phí đầu tư được quyết toán là chi phí xây dựng công trình được xác định tại hợp đồng căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí về lãi vay, dự phòng (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp dự án hoàn thành công trình, hệ thống hạ tầng trước thời hạn hoặc tiết kiệm được chi phí đầu tư được xác định tại hợp đồng, thì không phải điều chỉnh thời hạn hợp đồng hoặc mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ.
Các cơ chế này chỉ áp dụng đối với một số dự án PPP đặc biệt quan trọng (do Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư), trên cơ sở xem xét cẩn trọng thông qua Hội đồng thẩm định liên ngành cấp trung ương chứ không áp dụng tràn lan cho mọi dự án PPP. Riêng đối với cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tham khảo kinh nghiệm một số nước cung như thực tiễn triển khai một số dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng trong thời gian qua để đề xuất mức đảm bảo cân đối ngoại tệ là 30% doanh thu của dự án bằng tiền đồng Việt Nam (sau khi trừ số chi tiêu hợp lý) như trong dự thảo Luật.
Đối cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư, tại dự thảo Luật, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét cơ chế chia sẻ rủi ro: (i) Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng; (ii) Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.
Lời kết
Những năm gần đây, việc Quốc hội, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo hoàn thiện khung pháp lý về PPP từ giai đoạn sửa đổi, bổ sung các nghị định, sớm ban hành thông tư đến hiện nay là xây dựng đạo luật riêng về PPP cho thấy sự chủ trương kiên định và rõ ràng trong việc thúc đẩy các dự án PPP. Luật PPP với sự thừa kế những quy định tốt đang triển khai và bổ sung các nội dung quan trọng từ bước lựa chọn quy mô, lĩnh vực đến yêu cầu lập dự án PPP có chất lượng, lựa chọn nhà đầu tư cạnh tranh hay các cơ chế hỗ trợ, bảo đảm từ phía Nhà nước… được kỳ vọng sẽ hoàn thiện đầy đủ nhất về điều kiện pháp lý cho các dự án PPP trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chúng ta cần thêm các yếu tố quan trọng khác như là nguồn lực (tài chính và nhân sự), sự phát triển của thị trường (tài chính, doanh nghiệp) cũng như tư duy thực hiện không nóng vội nhưng phải quyết liệt, bài bản và cầu thị. Riêng lĩnh vực giao thông là một lĩnh vực rất đặc thù với sự đa dang về dịch vụ, dự án PPP giao thông có quy mô lớn, hợp đồng dài hạn và trải dài; nhu cầu sử dụng dịch vụ giao thông cũng rất lớn.
Do vậy, các dự án PPP giao thông rất tiềm năng nhưng cũng chưa đựng nhiều rủi ro. Thực tiễn triển khai các dự án BOT giao thông trong thời gian qua được đánh giá mang lại nhiều bài học rất quy báu, không chỉ cho việc thực hiện tốt hơn, nhiều hơn các dự án PPP nói chung và giao thông nói riêng trong thời gian tới mà còn góp phần quan trọng giúp hoàn thiện khung pháp lý về PPP, trước mắt là hoàn thiện đạo luật rất quan trọng về PPP.
[1] Báo cáo số 25/BC-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về tổng kết tình hình thực hiện dự án PPP.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận