Một phút bốc đồng, cả đời ân hận: Bắt đầu bước vào "mùa nghỉ việc", đừng vội từ bỏ khi số dư tài khoản ngân hàng của bạn vẫn siêu ít ỏi
Nghỉ việc là một quyết định quan trọng, ít nhiều gì cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp và… số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn, thế nên, đừng bao giờ nghỉ việc chỉ vì những lý do bốc đồng, ngớ ngẩn!
Theo báo cáo của Gallup’s State of the American Workplace, vào bất cứ thời điểm nào, có hơn một nửa số lượng người lao động đang tìm cách từ bỏ công việc hiện tại của mình. Có phải bạn cũng nằm trong số họ?
Hẳn bạn sẽ cảm thấy vừa hồi hộp, vừa thoải mái khi đưa ra quyết định nghỉ việc! Song, vào giây phút đưa ra quyết định rời đi, bạn cần chắc chắn rằng lý do mình đưa ra quyết định nghỉ việc này là một lý do sáng suốt.
Bởi nghỉ việc là một quyết định quan trọng, ít nhiều gì cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp và… số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn, thế nên, đừng bao giờ nghỉ việc chỉ vì những lý do sau.
1 – Bạn nhận được một offer có mức lương cao hơn
Hãy cẩn thận, vì trên thực tế, một công việc có mức trả lương cao hơn có thể sẽ ngốn nhiều tiền của bạn hơn. Trước khi đồng ý, hãy làm một vài bài toán nhỏ nhé.
Bạn sẽ tốn khoảng bao nhiêu thời gian (và tiền xăng) để di chuyển từ nhà ở cho đến chỗ làm mới? Chế độ phúc lợi thì sao (phụ cấp, lương tháng 13, chế độ chăm sóc sức khoẻ, v.v.)? Giờ giấc làm việc có gì khác so với công việc trước, có ảnh hưởng đến những kế hoạch cá nhân khác của bạn từ trước đến nay hay không? Bạn có đang rời bỏ một công việc an toàn để đảm đương một công việc mạo hiểm hơn?
P/s: Một khi bạn đã có thể trả lời được những câu hỏi này rồi, bạn sẽ biết được rằng mức lương cao mà bạn sẽ nhận được có xứng đáng với những gì bạn bỏ ra hay không.
2 – Bạn cảm thấy cạn năng lượng với mớ công việc hiện tại
Nếu bạn đang phải vật lộn với những nhiệm vụ khó khăn thì nghỉ việc chưa phải là một giải pháp tốt. Thay vì chọn cách từ bỏ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp.
Bạn đã chia sẻ những vấn đề mà mình đang mắc phải, giải thích rõ ngọn ngành cho sếp của bạn chưa? Cứ mạnh dạn trình bày để tìm kiếm sự hướng dẫn và trợ giúp từ sếp nếu như những đầu việc mà bạn đang phải đảm nhận nằm ngoài khả năng và chuyên môn của mình.
P/s: Hãy chủ động trau dồi kỹ năng của mình thông qua những người đồng nghiệp, cấp trên, các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc các sự kiện trong lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.
3 – Bạn mệt mỏi với những drama
Có một sự thật bạn phải chấp nhận đó là… đồng nghiệp "đầy nghiệp" có mặt ở khắp mọi nơi, trên mọi nẻo đường. Thay vì chọn cách nghỉ việc vì gặp phải đồng nghiệp xấu tính, tại sao bạn không nghĩ rằng đây là cơ hội để bạn phát triển bản thân?!
Nếu bạn đang "không ổn" với nhiều (chứ không phải là một) đồng nghiệp, hãy "kiểm điểm" lại xem có phải vấn đề là ở bạn hay không? Bạn có thể làm được những việc gì để cải thiện tình hình và giảm thiểu căng thẳng giữa đôi bên hay không?
P/s: Giả như đồng nghiệp của bạn "đầy nghiệp" thật, chính họ mới là những người khơi mào "drama", quấy rối và làm tổn thương bạn, vậy thì… bạn sẵn sàng chịu thiệt sao? Hãy đòi lại công bằng bằng cách khiếu nại đến phòng nhân sự.
4 – Ai đó muốn bạn làm như vậy
Áp lực về công việc, gia đình, tài chính có thể là những lý do phổ biến khiến cho một-người-nào-đó (có thể là người yêu hoặc vợ/chồng của bạn) "khuyên" bạn nên từ bỏ công việc hiện tại.
Bạn có chắc chắn rằng mình sẽ dễ dàng quay trở lại và gia nhập vào thị trường lao động không, người kia có đủ khả năng để hỗ trợ cho cuộc sống của hai bạn hay không nếu bạn là người sẽ ở nhà và chăm lo cho gia đình?
Hoặc nếu bạn được đối phương gợi ý chuyển sang một công việc nào đó ít căng thẳng hơn, tốn ít thời gian hơn, vậy thì hãy xem xét mức lương mà bạn nhận được có thấp hơn hay không, có giúp ích gì cho việc thăng tiến trong sự nghiệp của bạn hay không?
Mọi thứ trên đời đều có cái giá của nó, thế nên dám đánh đổi thì hãy dám chấp nhận.
P/s: Quan trọng hơn hết, không phải ai ngoài bạn mới là người có quyền đưa ra quyết định.
5 – Bạn muốn chứng tỏ mình quan trọng
Nếu như bạn cảm thấy những nỗ lực của mình không nhận được sự công nhận xứng đáng, vậy tại sao bạn lại có thể nghĩ rằng việc vắng mặt lại có thể khiến cho người khác nhận thấy được tầm quan trọng của bạn?
Bạn có hả hê hay không nếu như việc nghỉ ngang của bạn sẽ khiến cho công ty rơi vào tình trạng bị thua lỗ? Đừng quên rằng điều này có thể khiến chính bản thân bạn bị tổn thương và cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của bạn.
P/s: Lòng thù hận là một trong những lý do tồi tệ nhất để nghỉ việc.
6 – Bạn muốn làm giàu một cách nhanh chóng
Internet ngập tràn những câu chuyện thành công về những nhà triệu phú tự thân, họ là những người thoát khỏi công việc 9-to-5 và đã chinh phục được tấm vé tới thế giới của sự tự do và thịnh vượng. Nếu bạn cũng muốn có được cuộc sống như thế, hãy đảm bảo rằng trước hết bạn phải có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể và… thực tế.
7 – Bạn sắp quay lại trường học
Kiến thức luôn là yếu tố khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng, đồng thời cũng là yếu tố có khả năng tăng thu nhập của bạn lên đáng kể. Tuy nhiên, không phải bằng cấp lúc nào cũng đi kèm với sự đảm bảo cho một lời đề nghị làm việc.
Việc vừa học vừa làm đồng nghĩa với việc khoản tiền mà bạn cần vay sẽ ít hơn, và bạn cũng sẽ khó có nguy cơ tốt nghiệp khi thất nghiệp.
P/s: Hiện nay, nhiều văn bằng, chứng chỉ chuyên môn có thể được hoàn thành qua hình thức đào tạo bán thời gian hoặc online.
8 – Bạn lo sợ mình bị đuổi
Hành động rời bỏ vì bạn nghĩ rằng mình sắp bị sa thải là một hành động thiếu sáng suốt. Nếu như linh cảm của bạn sai, thì hẳn không còn gì để chối bỏ là bạn đã mắc phải một sai lầm rất lớn. Nếu như linh cảm của bạn đúng, rất có thể bạn sẽ tự hạn chế cơ hội nhận việc ở một nơi khác cho chính mình.
Các nhà tuyển dụng thường sẽ gọi đến công ty trước đó để tham khảo về ứng viên tiềm năng của mình. Đừng tự mình phá vỡ những luật lệ và phép tắc, bởi điều này sẽ rất khó để boss của bạn có thể nói tốt về bạn.
P/s: Thay vì chọn cách từ bỏ, hãy ra sức sửa chữa, bởi "xây dựng" lúc nào cũng đem lại những điều tích cực nhiều hơn là "phá bỏ".
Trước khi rời khỏi chiếc ghế văn phòng, bạn nên bắt đầu thử nghiệm kinh doanh qua những dự án nhỏ, bán thời gian.
Khoảng thời gian đầu, bạn sẽ rất khó có được nguồn thu nhập ổn định, bạn cần đảm bảo trước khi bắt đầu thì bạn đã có một nền tảng tài chính vững chắc. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc và tham khảo đến những dịch vụ đầu tư tự động để "tiền đẻ ra tiền".
P/s: Cuộc sống không chỉ là màu hồng, những gì bạn nhìn thấy và nghe thấy về những gương mặt thành công trên báo đài, tạp chí hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội chưa chắc thể hiện được hết những thất bại, tổn thương và suy sụp mà họ đã/đang trải qua.
9 – Boss của bạn quá tệ
Cuộc sống luôn tồn tại những ông/bà boss thực sự tồi tệ, song, nghỉ việc không phải là biện pháp duy nhất để đối phó trong tình huống này.
Tuy nhiên, nếu như không chỉ bạn, mà cả những người khác cũng đều không thể "chịu đựng lâu hơn được nữa", vậy tại sao không "đoàn kết" lại và trình bày ý kiến cho ban lãnh đạo cấp cao của công ty?
Hoặc, bạn có thể xin chuyển sang một bộ phận khác.
Hoặc, tại sao bạn không thử đặt mình vào vị trí của boss và xem xét liệu mình có thể hỗ trợ điều gì cho boss hay không?
P/s: Mỗi chúng ta, ai cũng đều có những nỗi niềm riêng, bạn cũng vậy, sếp bạn cũng vậy. Biết đâu sếp bạn đang gặp phải những vấn đề, những khó khăn nào đó thì sao?
10 – Bạn không được đề cử thăng tiến
Có thể bạn đã cống hiến rất nhiều cho công ty trong suốt một khoảng thời gian dài, thế nhưng, quá trình thăng tiến trong sự nghiệp là một câu chuyện khá là phức tạp. Nếu như đồng nghiệp của bạn (chứ không phải bạn) được thăng tiến, rất có thể họ có nhiều kinh nghiệm, trình độ học vấn hoặc thể hiện khả năng lãnh đạo tốt hơn bạn.
Và đôi khi, việc bạn không được thăng chức là do ngân sách của công ty có giới hạn chứ không phải do bạn không được đánh giá cao.
P/s: Song, nếu như bạn cảm thấy mình đã cống hiến quá đủ rồi, và bạn cũng không thể học hỏi thêm được bất kỳ điều gì nữa, thậm chí cũng không có khả năng được tăng lương, vậy thì bạn đã có một lý do để ra đi rồi đó.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận