Một người am hiểu mạng xã hội còn đáng sợ hơn cả thẩm phán
Những năm gần đây, thông tin được lan tỏa đến nhiều người thông qua mạng xã hội, vì vậy, giới chuyên gia nhận định một người am hiểu mạng xã hội có thể còn đáng sợ hơn cả thẩm phán.
Tại Hội thảo Truyền thông và Thương hiệu doanh nghiệp thời đại số do báo Tiền Phong tổ chức ngày 23/7, rất nhiều ý kiến các chuyên gia cho thấy sức lan tỏa cũng như mức độ ảnh hưởng của báo chí, mạng xã hội đối với thời đại số.
Theo ông Đỗ Hải Triều, Tổng Giám đốc YouNet Media, qua thống kê số lượng người dùng Interner và Social Media ở Thế giới và Việt Nam cho thấy, Total Population chiếm 7.713; Unique Mobile Users chiếm 5.117; Internet Users chiếm 4.333; A ctive Social Media Users chiếm 3.534; Mobile Social Media Users chiếm 3.463.
Diễn giả Đỗ Hải Triều
Số lượng người dùng Facebook ở Việt Nam không còn nhiều khoảng cách giữa số người dùng Facebook ở nông thôn và thành thị.
Thống kê cũng cho thấy, người Việt Nam rất quan tâm tin tức nóng mang tính chất xã hội, chính trị và kinh tế. Sức lan truyền phụ thuộc vào nội dung và thời điểm tiếp sức bởi các kênh cộng đồng (Pages), hội nhóm (Groups) và người ảnh hưởng (influencers).
“Do sức lan tỏa thông tin trên mạng xã hội quá nhanh, nhiều người tiệp trong một khoảng thời gian rất ngắn. Dù thông tin đã hoặc chưa được kiểm chứng thì đối tượng bị đề cập trong thông tin sẽ chịu ảnh hưởng” – ông Triều chia sẻ.
Từ đó, có thể nói ở thế kỷ 21, một người am hiểu mạng xã hội còn đáng sợ hơn cả thẩm phán. Do đó, cách tốt nhất để tránh được sự ảnh hưởng là phòng ngừa. Bởi, một khi khủng hoảng xảy ra, để giải quyết dứt điểm là không thể và sẽ luôn để lại hậu quả.
Nhiều ý kiến quý giá được chia sẻ tại hội thảo
“Điều quan trọng là xây dựng sự ủng hộ tích cực, và luôn theo dõi, dự đoán trước diễn biến ngay từ giai đoạn mới phát sinh sự cố. Theo dõi và có giải pháp xử lý kịp thời rủi ro từ truyền thông số giám sát chặt chẽ, phát hiện vấn đề khủng hoảng ngay lập tức. Mạng xã hội và người có ảnh hưởng vừa là thách thức vừa là cơ hội với truyền thông thương hiệu và quản trị danh tiếng doanh nghiệp” – ông Đỗ Hải Triều nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết ở Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, tạp chí là 844, ấn phẩm điện tử của cơ quan báo chí in là 195, báo điện tử độc lập là 24. Từ năm 2009 đến nay, số lượng phát hành báo chí in trên thị trường giảm khoảng 11%, lượng truy cập báo chí điện tử tăng 98% (khoảng 200 triệu page view mỗi ngày).
Ông Lưu Đình Phúc
“Báo chí và doanh nghiệp cần sự hỗ trợ lẫn nhau, lựa chọn báo chí là kênh truyền thông có tính chiến lược. Còn mạng xã hội chỉ để mọi người biết, còn báo chí để người ta tin. Báo chí phải có niềm tin của độc giả, thông tin báo chí cũng như là hàng hóa đặc biệt với con người” – lãnh đạo Cục báo chí cho hay.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận