Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” xuống “tiêu cực”
Moody’s cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn chưa từng thấy do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Moody’s công bố vào chiều ngày 3/4/2020, Việt Nam tuy không chịu sự mất mát nặng nề như nhiều nền kinh tế khác trong khu vực, nhưng tình trạng này có thể sẽ tệ hơn khi diễn biến của đại dịch trong nước ngày càng xấu đi.
Những khó khăn chưa từng thấy do ảnh hưởng của Covid-19
Theo Moody’s, tuy sự lây lan của virus Corona vẫn đang được kiểm soát nhưng các doanh nghiệp đều đang đối mặt với những khó khăn do nguồn cung - cầu thay đổi chóng mặt. Điều này, xuất phát từ lý do là những đối tác kinh tế chính của họ cũng đang vấp phải những trở ngại lớn. Ngành du lịch của Việt Nam sẽ phải chịu hậu quả nặng nề bởi việc Chính phủ ra quyết định đóng cửa biên giới với tất cả quốc gia khác.
Thêm nữa, sự tiêu thụ hàng hóa trong nước cũng sẽ giảm đi rất nhiều vì người dân bị bắt buộc phải ở trong nhà. Tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ tăng nhanh làm cho việc tiêu thụ hàng hóa càng khó khăn hơn. Nhu cầu tín dụng cũng sẽ giảm khi mà người vay thấy được những trở ngại kinh tế trong năm 2020. Có thể nói mức độ ảnh hưởng của đại dịch này phụ thuộc vào độ dài về thời gian mà nó diễn ra. Điều mà rất khó để có thể tính toán trước.
Kinh tế vĩ mô sẽ gia tăng căng thẳng lên tín dụng
Ngoài ra, những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô, theo Moody’s cũng sẽ gia tăng căng thẳng lên tín dụng ngân hàng. Sự bùng phát của đại dịch kéo dài sẽ dẫn đến tăng chi phí đầu vào (do sử dụng khoản vay để mua nguyên liệu) trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và thương mại - hai ngành mà Việt Nam đã có giao thương trực tiếp và sự liên kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự thu hẹp của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và chi phí tín dụng tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Những biện pháp giảm bớt gánh nặng cho người vay, song hành với việc nhu cầu tín dụng bị giảm bớt, sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Đồng thời, việc tín dụng ngân hàng bị giảm chất lượng sẽ gia tăng rủi ro cho vay.
Chất lượng đồng vốn sẽ giảm do gia tăng các khoản vay không lãi
Tổ chức này cũng nói rằng, chất lượng đồng vốn sẽ giảm do sự gia tăng của những khoản vay không có lãi. Tuy nhiên, những chỉ số cơ bản về đánh giá vốn sẽ vẫn ổn định nhờ vào sự gia tăng của tài sản sẽ bù đắp những mất mát về lợi nhuận từ khoản vay. Những ngân hàng thương mại có thể lưu trữ đồng vốn bằng cách chi trả cổ tức bằng chứng khoán và giảm chi trả bằng tiền mặt.
Những giải pháp này có thể sẽ không có nhiều tác dụng đối với những ngân hàng nhà nước có tiền sử chi trả cổ tức cao. Với viễn cảnh những nhà đầu tư nước ngoài sẽ ít đi vào năm 2020, nhiều ngân hàng Việt Nam sẽ khó có thể phát triển đồng vốn bên ngoài.
Khả năng bị giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ rất cao
Quỹ và khả năng chi trả tiền mặt sẽ ổn định nhưng theo Moody’s, khả năng bị giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ rất cao. Tỷ lệ vay - tiền gửi sẽ ổn định nhưng vẫn có thể tăng lên mặc dù những khoản vay sẽ ít đi do người gửi tiền sẽ gửi ít tiền hơn vào khoản tiết kiệm của họ.
Những ngân hàng nhỏ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ việc số tiền gửi bị rút ra quá nhiều do sự thiếu tin tưởng của đa số người gửi tiền. Ngược lại, đối với đại đa số ngân hàng khác, sự tăng trưởng cho vay chậm sẽ làm giảm bớt căng thẳng trong việc gây vốn thị trường.
Tổ chức này cũng nhắc đến việc Chính phủ đã giúp đỡ các ngân hàng trong quá khứ bằng cách hỗ trợ khả năng chi trả bằng tiền mặt và quản lý việc hoãn nợ, khất nợ từ những ngân hàng lớn. Họ cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam nên làm như vậy vào thời điểm hiện tại, nếu cần.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận