Moody: Quan điểm không COVID-19 của Trung Quốc có thể tạo ra cú sốc mới với chuỗi cung ứng
Các biện pháp hạn chế nhắm đến kiềm chế COVID-19 đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất và hoạt động vận tải trên toàn cầu, nó đồng thời làm tệ hại thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.
Các yếu tố gián đoạn chuỗi cung ứng hiện đang kéo dài chủ yếu do các biện pháp không COVID-19 của Trung Quốc, theo chuyên gia kinh tế từ Moody Analytics.
Các yếu tố gây tắc nghẽn nguồn cung đã kéo dài hơn 1 năm nay, tuy nhiên được dự báo sẽ hạ nhiệt trong những tháng đầu năm 2022, theo chuyên gia kinh tế cao cấp phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Moody’s Analytics – bà Katrina Ell.
“Chính vì thế chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến áp lực lên giá cả các loại hàng hóa nguyên liệu giảm đi, ví như giá sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào và nhiều thứ tương tự như vậy. Tuy nhiên xét đến chính sách không COVID-19 của Trung Quốc và việc các chính sách này thường có xu thế đóng cửa các khu cảng và nhà máy quan trọng, vấn đề kiểu như trên thực sự gây ra nhiều gián đoạn”, bà nói với CNBC.
Chính quyền Bắc Kinh đã áp dụng chính sách không COVID-19 từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào đầu năm 2020. Bắc Kinh áp dụng các biện pháp cách ly chặt chẽ và hạn chế đi lại dù rằng trong một thành phố hoặc với các quốc gia khác nhằm kiềm chế các đợt bùng dịch COVID-19.
Các biện pháp hạn chế nhắm đến kiềm chế COVID-19 đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất và hoạt động vận tải trên toàn cầu, nó đồng thời làm tệ hại thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng. Cho đến nay, đã có nhiều nỗi lo liên quan đến việc chủng Omicron có thể tạo ra một cú sốc với ngành vận tải toàn cầu.
Chính sách không COVID-19 của Trung Quốc thực sự làm tăng rủi ro suy giảm với việc cải thiện tình hình cung ứng nguyên liệu trong chuỗi cung ứng, ông Ell phân tích. Ông khẳng định các yếu tố này sẽ tạo ra tác động đáng kể lên lạm phát và đồng thời việc hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương trong vòng vài tháng tới.
Điều này đặc biệt đúng nếu xét đến tầm ảnh hưởng về kinh tế của Bắc Kinh trên quy mô quốc tế.
Trong năm ngoái, chính quyền của nền kinh tế lớn thú 2 thế giới, đã đóng cửa một khu vực tiếp nhận hàng hóa chủ chốt tại cảng Ninh Ba - Chu Sơn, cảng đông đúc thứ 3 trên thế giới. Quyết định trên được đưa ra sau khi một công nhân đã bị phát hiện mắc COVID-19, và đây cũng là lần thứ 2 Trung Quốc ngưng hoạt động tại một trong những cảng rất quan trọng của nước này.
Vào ngày thứ Ba tuần này, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 xuống còn 4,3% từ mức 4,8% trước đây. Các phân tích của ngân hàng đầu tư Mỹ được tính toán dựa trên kỳ vọng rằng Trung Quốc có thể tăng cường các biện pháp hạn chế hoạt động kinh doanh nhằm kiềm chế sự lây lan của biến chủng Omicron.
“Chính sách không COVID-19 của Trung Quốc đồng nghĩa quá trình phục hồi kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt nếu xét đến khía cạnh tiêu thụ”, bà Ell nói. Bà nói thêm rằng điều này đã tính đến các động thái chính sách tiền tệ ví như việc không ngừng bơm thanh khoản và khả năng sẽ tiếp tục có các đợt hạ lãi suất.
“Hiện đang có quá nhiều yếu tố được tính đến và sẽ có nhiều biện pháp được áp dụng để làm giảm nhu cầu nội địa. Và đồng thời nó cũng để đảm bảo rằng các thách thức mà kinh tế Trung Quốc đang đương đầu không lấn át đi mục tiêu tăng trưởng ổn định trong năm nay”, bà phân tích.
Khối nợ đáo hạn lớn và nhu cầu tiền mặt dâng cao sẽ mang đến “phép thử” cho thị trường tài chính Trung Quốc trong tháng này, vì vậy gây ra áp lực lên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đối với việc đảm bảo đủ thanh khoản cho doanh nghiệp và thị trường.
Theo Bloomberg, nhu cầu thanh khoản ước tính khoảng 4,5 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 708 tỷ USD trong tháng 1/2022, cao hơn 18% so với mức tiền cần thiết của năm ngoái. Việc có nhiều khoản vay ngắn hạn đáo hạn và nhu cầu tiền mặt dâng cao trong dịp Tết Nguyên đán chính là nguyên nhân chính đằng sau lượng tiền cần rất lớn này.
Việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng giảm có thể mang đến hỗ trợ thế nhưng nhiều chuyên gia thị trường tin rằng ngân hàng trung ương sẽ có thể tiếp tục nới lỏng chính sách để ngăn tình trạng thanh khoản suy giảm. Thực tế này diễn ra khi mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phát đi thông điệp về việc giảm đòn bẩy trong nền kinh tế nhằm hỗ trợ kinh tế.
Chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Cinda, ông Yishuang Li, nhận xét: “Có quá nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong tháng 1 có thể gây bất ổn tình hình thanh khoản mà ngân hàng trung ương cần phải tính đến. Thị trường trái phiếu hiện đang dễ chịu tác động sau khi đòn bẩy tăng vào tháng 12, điều này đồng nghĩa các tổ chức tài chính sẽ vẫn phụ thuộc vào hỗ trợ thanh khoản của PBOC”.
Việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa sẽ bị coi như “con dao hai lưỡi” với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC). Động thái này sẽ làm giảm đi những lo lắng về khả năng chi phí cho vay tăng cao và ngăn chặn thiếu thanh khoản, nó cũng khiến cho bong bóng tài sản phình to, điều mà Bắc Kinh vô cùng muốn tránh.
Trước thềm Tết Nguyên đán năm 2019 và 2020, giới chức Trung Quốc đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm bơm thêm tiền mặt. Tuy nhiên, họ đã cố gắng tránh cung cấp vốn bổ sung trong năm ngoái, điều này khiến không ít người sợ hãi về khả năng siết chặt chính sách, chi phí vay vốn ngắn hạn khi đó đã không ngừng tăng cao.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận