Mối tương quan giữa lạm phát và thị trường chứng khoán
Tác động của lạm phát tự nhiên
Mức lạm phát vừa phải sẽ có tác động tốt đến nền kinh tế (2 - 4%). Đây là mức lạm phát kỳ vọng của các chính phủ khi điều hành nền kinh tế. Bởi vì mức giá cả gia tăng trong lạm phát sẽ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và đầu tư, từ đó làm giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. đồng thời cũng có tác động kích thích tiêu dùng và giúp tăng trưởng kinh tế
Tác động của lạm phát phi mã và siêu lạm phát
Khiến cho lãi suất thực giảm và Thu nhập thực tế giảm. Do lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – Lạm phát. Vì vậy, khi lạm phát tăng quá nhanh trong khi lãi suất danh nghĩa không tăng hoặc tăng chậm hơn so với lạm phát thì sẽ khiến cho lãi suất thực giảm.
Ngoài ra, tình trạng lạm phát phi mã và siêu lạm phát sẽ khiến cho tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa, tài sản xuất hiện gây mất cân bằng cung cầu và khiến cho tỷ giá gia tăng. Gia tăng gánh nặng nợ quốc gia. Đầu tư nước ngoài tháo chạy và hệ quả cuối cùng đó chính là GDP thực giảm, kinh tế kiệt quệ.
Lạm phát ảnh hưởng đến thị trường Chứng khoán như thế nào?
Một ví dụ chứng tỏ sự tương quan giữa thị trường chứng khoán và tỷ lệ lạm phát, chúng ta hãy cùng nhìn biểu đổ của VN-Index từ năm 2002 – nay và những tác động của chỉ số CPI tới chứng khoán là như thế nào. CPI năm 2008 đạt mức cao nhất, thị trường chứng khoán cũng tạo đỉnh và rơi vào chu kỳ giảm sốc. Năm 2009 lạm phát được khống chế thành công, CPI ở mức thấp nhất khiến cho kinh tế vĩ mô ổn định và chứng khoán tăng lại. Năm 2011, lạm phát tăng trở lại khiến cho chứng khoán tiếp tục giảm trở lại. Năm 2015, lạm phát thấp kỷ lục, chứng khoán tăng mạnh mẽ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận