Mô hình nhà hàng băng chuyền “sushi train” của Nhật vừa hay lại vừa hên
Hay ở chỗ nó vừa ứng dụng được máy móc, khoa học kỹ thuật vừa giữ được yếu tố “con người” nhưng ở mức tối thiểu, nên chi phí nhân sự có vẻ như được tiết giảm đáng kể. Nghe nói với mô hình sushi train đời mới (Bullet Train Delivery System) chi phí nhân sự còn được cắt giảm hơn nữa lên đến 50% nhờ ứng dụng thêm một số cải tiến về kỹ thuật và tự động hoá.
Áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào mô hình kinh doanh như vậy nhưng mô hình sudhi train vẫn thấy ấm cúng nhờ duy trì bóng dáng con người đâu đó cộng thêm cách chào hỏi thân thiện điển hình của người Nhật. Còn về diện mạo của nhà hàng thì lại khá đẹp, bắt mắt, hiện đại, thời thượng.
Đó là cái hay. Bây giờ nói về cái “hên”, mô hình nhà hàng này lại rất phù hợp cho thời đại chịu tác động của Covid-19 hay các loại đại dịch tương tự có thể ghé qua hay trở đi trở lại sau này. Nên càng ít tiếp xúc giữa người và người càng nhiều càng tốt, và càng áp dụng khoa học kỹ thuật càng nhiều càng tốt, miễn sao vẫn còn đó yếu tố con người chứ không biến mất hoàn toàn.
Theo dự đoán của nhóm chuyên gia hàng đầu thuộc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (CIDRAP) của Đại học Minnesota (Mỹ) thì Covid-19 có thể sẽ tiếp tục lây lan, tái đi tái lại kéo dài đến 18 hay 24 tháng nữa, cho tới khi 60-70% dân số toàn cầu nhiễm virus và hình thành khả năng miễn nhiễm. Nhóm này cho lời khuyên rằng các chính phủ không nên tuyên bố dịch sẽ chấm dứt để người dân ỷ lại, thay vào đó hãy kêu gọi mọi người chuẩn bị tinh thần chiến đấu trường kỳ, “sống chung với lũ”.
Nó nói lên một điều rất quan trọng, là từ nay mọi thứ đã thay đổi, nên tư duy của các nhà kinh doanh cũng đòi hỏi phải thay đổi theo, nếu không muốn bị đào thải khỏi cuộc chơi. So sánh hơi khập khiểng, nhưng trường hợp chiếc điện thoại Nokia vang bóng một thời luôn nhắc ta về sự chậm trễ trong việc cập nhật xu thế tất yếu của thế giới.
Mà không phải chờ đến cơn đại dịch này xu thế “tự động hoá” mới xuất hiện, mà nó đã bắt đầu từ lâu, chẳng qua nó giống như “một giọt nước tràn ly”. Muốn hay không muốn “robot” đã và sẽ thay thế dần con người với một tốc độ ngày càng tăng nhanh hơn.
Vấn đề là làm sao ứng dụng tự động hoá, khoa học kỹ thuật vào mô hình kinh doanh của mình, nhất à các mô hình kinh doanh dịch vụ một cách hài hoà, thông minh, sáng tạo và vừa đúng liều lượng cần thiết.
Nếu làm cho hay, cho đúng thì doanh nghiệp sẽ bắt kịp với thời đại, tiết kiệm được nhiều chi phí, hạn chế được nhiều rủi ro, mà khách hàng lại đánh giá cao.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận