menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Thu Trang

Mô hình kinh tế nào có khả năng xảy ra ở Việt Nam?

Tuy nhiên, một tư duy mới về “sống chung” với dịch bệnh cần được hình thành và đòi hỏi năng lực thích nghi mới của cả bộ máy quản lý, cộng đồng doanh nghiệp cũng như từng người dân.

Dựa trên phân tích lịch sử, diễn biến dịch bệnh và khả năng ứng phó, xác suất xảy ra cao nhất cho kinh tế Việt Nam là “mô hình chữ V”.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh đã cho biết như vậy. Để đưa ra kịch bản hồi phục kinh tế hậu COVID-19, ông Linh đã phân tích dựa trên 2 biến số cơ bản là diễn biến dịch bệnh và năng lực ứng phó.

4 mô hình hồi phục

Theo đó, vị chuyên gia đưa ra 4 mô hình hồi phục tương ứng với các điều kiện xảy ra theo giả thiết. Trong đó, vớimô hình chữ V, ông Nguyễn Đức Hùng Linh đưa ra khả năng dịch kết thúc trong quý 2, các biện pháp kích thích kinh tế mang lại hiệu quả tốt, cải cách thể chế mạnh mẽ trong năm 2020 và kinh tế thế giới hồi phục nhanh sau dịch.

Vớimô hình chữ U, ông đưa ra kịch bản dịch kết thúc trong quý 3, các biện pháp kích thích gần chạm ngưỡng nhưng còn tương đối hiệu quả, cải cách thể chế được thực thi ở một số khu vực, kinh tế thế giới không bị rơi vào suy thoái nhưng hồi phục chậm.

Vớimô hình chữ L, đây là khi dịch kết thúc trong quý 3 hoặc 4. Cùng với đó, các biện pháp kích thích không đủ hoặc không hiệu quả, các cải cách chậm thực thi hoặc không hiệu quả, có thể khủng hoảng kép (từ dịch bệnh dẫn đến khủng hoảng tài chính…), kinh tế thế giới và kinh tế Việt nam bị ảnh hưởng nặng nề, phục hồi rất chậm.

Cuối cùng làmô hình chữ W là khả năng này nếu dịch kết thúc trong quý 2 nhưng bùng lại vào đầu năm 2021; các biện pháp kích thích và cải cách mang lại hiệu quả tốt trong năm 2020, tạo dư địa cho 2021.

Với các kịch bản nêu trên, ông Nguyễn Đức Hùng Linh đặt vấn đề:Mô hình nào cho Việt Nam?

Dựa trên phân tích lịch sử, diễn biến dịch bệnh và khả năng ứng phó, xác suất xảy ra cao nhất cho kinh tế Việt Nam là mô hình chữ V.

Theo đó, vị này đưa ra các lập luận để cho thấy khả năng kinh tế Việt Nam hậu dịch bệnh mô hình chữ V như xác suất dịch bệnh kết thúc trong mùa hè là tương đối cao.

Thực tế, các dịch cúm trước đây đều kết thúc vào mùa hè. Lượng người nhiễm virus ở Hà Nội/miền Bắc cũng đang cao hơn nhiều ở Sài Gòn/miền Nam. Chính phủ đang cho thấy quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng với các giải pháp hợp lý như chuyển 8 dự án cao tốc chuyển sang đầu tư công, các ngân hàng thương mại hy sinh lợi nhuận để giảm lãi suất….Năng lực kích thích kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, các nước Tây Âu và Trung Quốc sẽ giúp kinh tế thế giới hồi phục nhanh sau dịch.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, dù xác xuất mô hình V là cao nhất nhưng không nổi trội so với các mô hình khác, có thể đặt xác xuất 35-25-25-15 cho mô hình V, U, L và W.

Sự hồi phục thậm chí cũng không hoàn toàn giống mô hình nào trong 4 mô hình này do dịch bệnh rất khó nói trước và sức khỏe hệ thống ngân hàng thế giới cũng chưa được đánh giá cụ thể.

Ngay cả khi dịch kết thúc đúng dự báo thì những nhân tố khác như bầu cử, tranh chấp thương mại, thay đổi chiến lược đầu tư FDI… cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.

Với mô hình chữ V, kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ xuống đáy trong quý 2 với mức suy giảm cực lớn, có lẽ là lớn nhất lịch sử vì độ cộng hưởng toàn cầu. Khi dịch bệnh được kiểm soát trong mùa hè và các biện pháp kích thích kinh tế mang lại hiệu quả, tăng trưởng sẽ hồi phục trong quý 3 và nhanh hơn trong quý 4. Sang nửa đầu năm 2021, tăng trưởng sẽ rất cao do nền thấp cùng kỳ 2020. Từ nửa cuối 2021, tăng trưởng sẽ trở lại quỹ đạo ổn định.

Nếu các biện pháp kích thích và cải cách trong năm 2020 thực sự hiệu quả thì tăng trưởng từ 2022 trở đi sẽ ngày một khả quan.

Giai đoạn 2018-2019 tăng trưởng đạt 7%, hy vọng năm 2022 có thể trên 7,5% và tăng dần các năm sau đó.

Kịch bản tăng trưởng liên tục biến thiên vì ẩn số COVID-19

Rất nhiều kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 đã được đưa ra nhưng không kịch bản nào chắc chắn. Lý do là tất cả còn phụ thuộc vào “ẩn số” COVID-19.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào ngày 14/4 đã công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới và một trong những thông tin đáng chú ý trong bản báo cáo này, đó là IMF dự báo, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm 3% trong năm nay, còn kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,7%.

Mức tăng trưởng rất thấp, chỉ 2,7% này thậm chí còn được IMF nhận định là “trạng thái tích cực”, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng âm.

Trước đó, trong bản báo cáo gần nhất được IMF gửi tới Chính phủ Việt Nam, con số được đưa ra là 3,6%. Trong khi con số được dự báo hồi đầu tháng 3 là khoảng 4,8%. Những tác động của dịch COVID-19 tới kinh tế toàn cầu và Việt Nam ngày càng nặng nề, nhất là khi các biện pháp giãn cách xã hội vẫn đang được nhiều nước thực hiện.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của IMF - Gita Gopinath cũng đã chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế lần này phần lớn là “hệ quả của các biện pháp ngăn chặn cần thiết cho COVID-19”.

Trước đó, đánh giá tăng trưởng của Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 đạt 4,8%; lạm phát ở mức 3,3%. Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Động lực tăng trưởng của nền kinh tế là tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và khu vực kinh tế tư nhân năng động. Môi trường kinh doanh trong nước vẫn đang được cải thiện, nhưng cần cải thiện chính sách để hỗ trợ hệ thống đổi mới sáng tạo.

Ở một góc nhìn gần gũi với Việt Nam hơn, Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VERP) vừa đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Cụ thể, trong kịch bản 1, với giả định bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường, trong khi thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay sẽ khoảng 4,2%. Đây là kịch bản lạc quan nhất.

Ở kịch bản thứ hai, với giả định là bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau quý III/2020, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tếtài chínhquan trọng và các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối quý III/2020, thì tăng trưởng kinh tế sẽ là 1,5%.

Kịch bản thứ 3, bi quan nhất, với giả định bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau quý IV/2020, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng và các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối quý IV/2020, thì kinh tế sẽ tăng trưởng âm 1%.

Rõ ràng, các kịch bản tăng trưởng kinh tế được đưa ra ngày càng kém lạc quan hơn. Điều này liên quan rất lớn đến “ẩn số” COVID-19, không phải chỉ ở riêng Việt Nam mà còn ở toàn cầu.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các kịch bản phục hồi kinh tế hậu COVD-19 đang được xúc tiến xây dựng ở các cấp ngành, địa phương và quốc gia dựa theo giả định thời gian kết thúc dịch bệnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả