"Miếng bánh" tín dụng còn chưa đầy 500.000 tỷ đồng, ngân hàng nào sẽ được phần hơn?
Co kéo tín dụng trong hạn mức chưa đầy 500.000 tỷ đồng đến cuối năm
Cơ quan quản lý tiền tệ cũng tiếp tục phát đi thông điệp tương đối “rắn”, đó là sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở tăng trưởng tín dụng cả năm nay là 14%.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp tục khẳng định thông điệp tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo được các mục tiêu: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hoạt động cho các ngân hàng.
Do đó, thời gian tới NHNN sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng còn lại của 14%, tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ đạt những mục tiêu đề ra.
Như vậy, trong 5 tháng cuối năm này, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế chỉ còn có thể tăng thêm gần 4,6%, tương đương quy mô chưa đầy 500.000 tỷ đồng. Dù vậy, Thống đốc vẫn "bật đèn xanh" về khả năng điều chỉnh room tín dụng cho một số ngân hàng từ nay cho tới cuối năm.
Cơ sở phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các nhà băng sẽ căn cứ trên cơ sở kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo các tiêu chí và chấm điểm của NHNN.
Cùng với đó là xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; tiêu chí tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở điều chỉnh tăng/giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng…
Còn theo đánh giá của nhiều tổ chức, dự kiến đợt cấp thêm room tín dụng sẽ diễn ra vào cuối quý III/2022. Việc nới hạn mức sẽ diễn ra chọn lọc giữa các ngân hàng với mức độ sẽ không quá cao.
Theo dự báo của SSI Research, với những tiêu chí mà NHNN đưa ra, một số ngân hàng như: MB, Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, VPBank, ACB, TPBank... sẽ là những ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao và mô hình quản trị rủi ro tốt.
Trong nhóm này, Vietcombank, VietinBank, BIDV cũng là 3 trong số nhà băng có sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế theo lời kêu gọi của NHNN trong giai đoạn đại dịch Covid -19. Do đó, những ngân hàng này sẽ được NHNN xem xét cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.
Cùng với đó, Vietcombank, MB, VPBank dự kiến có thể được nới ''room'' cao hơn mặt bằng chung khi các ngân hàng này đã sử dụng hết hạn mức được tạm cấp từ đầu năm và có kế hoạch nhận chuyển giao một tổ chức tín dụng yếu kém.
Chứng khoán Bảo Việt ước tính, Vietcombank có thể được nới ''room'' tín dụng lên khoảng 19%, trong khi tăng trưởng cho vay khách hàng của MB có thể đạt khoảng 25%.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận