24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hải Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Mía đường “thay đổi hay chết”?

Mặc dù được lùi 2 năm so với cam kết ban đầu thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020, nhưng ngành mía đường vẫn chưa sẵn sàng cho “sân chơi” hội nhập.

Theo lộ trình cam kết ATIGA, kể từ ngày 1/1/2018, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ là 5%. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã kiên trì vận động từng nước ASEAN, cuối cùng họ đã đồng ý cho Việt Nam lùi thời gian áp dụng ATIGA mặt hàng đường đến 1/1/2020.

Dồn điền đổi thửa, tạo ra những cánh đồng quy mô lớn để cơ giới hóa mới giảm được chi phí giá thành ngành mía đường.

Nhìn cây mía lớn từng ngày, lẽ ra người trồng phải vui nhưng ở “thủ phủ” vùng mía ĐBSCL-huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang người trồng mía lại đau đáu lo sợ sẽ tiếp tục chịu đựng thêm một vụ “mía đắng”.

Ông Trần Văn Năm, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp chia sẻ: "Không biết thị trường thế nào mà trong khi cái gì cũng tăng nhưng giá mía thì liên tục đi xuống. Với mức giá mía mà nhà máy đường đưa ra để thu mua trong vụ này chỉ từ 700 đồng/kg thì mới bằng giá thành, chúng tôi cũng muốn bỏ mía nhưng bỏ nó thì trồng cây gì bởi vùng này đất thấp, nhiễm phèn nên rất khó chuyển đổi cây trồng".

Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp cho biết: diện tích trồng mía của huyện hiên nay chỉ xấp xỉ 7.000 ha, giảm một nửa so với thời “hoàng kim”. Diện tích còn duy trì trồng mía là do tập quán sản xuất và khó chuyển đổi cây trồng khác, với giá mía như hiện nay thì nguy cơ vụ tới diện tích sẽ còn tiếp tục giảm, nông dân bỏ đất trống vì hết vốn tái sản xuất.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân-một chuyên gia trong sản xuất mía đường: “Bên cạnh phát triển sản phẩm sau đường thì vấn đề mấu chốt hiện nay của ngành đường vẫn là phải kéo giá thành sản xuất cây mía xuống. Bởi đây là khâu quan trọng nhất khiến giá thành đường trong nước cao hơn đối thủ cạnh tranh".

Ngoại trừ một số “đại gia” như Thành Thành Công có chi phí sản xuất 30 USD/tấn mía thì phần lớn các doanh nghiệp đang phải sản xuất, thu mua ở mức 50 USD/tấn. Trong khi đó, chi phí sản xuất mía ở Bzaril chỉ có 16 USD/tấn mía, Australia 18-20 USD/tấn, Thái Lan 30 USD/tấn”.

Để giảm giá thành sản xuất cây mía, Giáo sư Xuân cho rằng, không còn cách nào khác là phải thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo ra những cánh đồng quy mô lớn để cơ giới hóa. Có như vậy mới giảm được chi phí giá thành còn 50% so với cách làm hiện nay.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng: “chúng ta cần phải thẳng thắng nhìn nhận năng lực cạnh tranh của ngành mía đường. Nếu thấy khó cải thiện thì phải tái cấu trúc, hoặc chuyển đổi cây trồng khác.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
10.60 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả