menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phương Ngân Pro

MBO, SIC và bài học cho cổ đông nhỏ lẻ

MBO liên quan gì đến SIC?

MBO là gì?

MBO (Managemeny Buyout) được hiểu nôm na là hình thức thâu tóm ngược khi người bên trong doanh nghiệp thực hiện mua cổ phần sở hữu của nhà đầu tư bên ngoài và sau khi đạt tỷ lệ cổ phiếu nhất định sẽ chuyển đổi công ty thành công ty phi đại chúng để nắm quyền điều hành và kiểm soát.

Hình thức thâu tóm này hấp dẫn đối với những người bên trong vì nó mang lại quyền kiểm soát lớn hơn nhờ việc làm chủ sở hữu toàn bộ của doanh nghiệp, thay vì chia sẻ quyền sở hữu với nhân viên và các cổ đông bên ngoài (theo Investopedia). Tuy vậy, thực tiễn thực hiện MBO trên thế giới cho thấy cách thức thực hiện MBO sao cho ngăn ngừa được các tình huống xung đột lợi ích và bảo vệ được cổ đông nhỏ luôn là mối quan tâm hàng đầu.

MBO thường xảy ra khi người bên trong có đủ tiềm lực vốn từ từ thực hiện mua cổ phiếu và thâu tóm công ty. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp trên thế giới, MBO là hệ quả của việc người bên trong có động cơ và dùng nhiều công cụ để làm giảm giá trị cổ phiếu ở mức hấp dẫn để mua ngược với chi phí thấp nhất. Tại Việt Nam, có thể nói đến nay chưa có tiền lệ MBO đối với các công ty đại chúng và do vậy, các điều kiện quan trọng đảm bảo bảo vệ cổ đông nhỏ trong MBO chưa được quan tâm với các quy định luật pháp sẵn có.

MBO liên quan gì đến SIC?

Câu chuyện nhóm cổ đông lớn Công ty cổ phần ANI (mã SIC) mua sở hữu hơn 90% cổ phần rồi muốn hủy tư cách công ty đại chúng, huỷ niêm yết mà Báo Đầu tư Chứng khoán đã thông tin trong số báo tuần trước, là một ví dụ của tình huống thâu tóm, sáp nhập ngược, được gọi là “mua thôn tính của hội đồng quản trị và ban điều hành”

Vậy khi nào một công ty đại chúng không còn tư cách là công ty đại chúng?

Các doanh nghiệp niêm yết sau khi Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực sẽ áp dụng luật mới. Theo đó, một công ty sẽ không còn tư cách đại chúng nếu nhóm cổ đông nhỏ nắm giữ cổ phiếu chưa đến 10% số cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, nếu trường hợp nhóm cổ đông lớn thâu tóm hơn 90% số cổ phiếu thì một doanh nghiệp niêm yết có thể mất tư cách là công ty đại chúng. Công ty khi đó cần công bố thông tin ngay khi cổ đông nhỏ nắm giữ dưới 10%. Sau 1 năm nếu không có gì thay đổi thì sẽ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét huỷ tư cách công ty đại chúng, huỷ niêm yết.

Các doanh nghiệp niêm yết trước khi có Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực như SIC không áp dụng quy định này và công ty đó sẽ không mất tư cách đại chúng, trừ khi có ý kiến cổ đông đồng ý huỷ tư cách công ty đại chúng, huỷ niêm yết tự nguyện. Như vậy, SIC vẫn là công ty đại chúng, vì đây là đối tượng áp dụng Luật Chứng khoán cũ.

Yêu cầu công bố thông tin trường hợp nhóm cổ đông mua cổ phiếu đến mức bắt đầu nắm giữ trên 90% là gì?

Việc một nhóm cá nhân/tổ chức gom cổ phiếu một cách có chủ đích để nắm quyền kiểm soát thông qua các kênh gián tiếp là việc khó có thể phát hiện sớm. Hiện chưa có quy định nào yêu cầu công ty phải công bố thông tin khi nhóm cổ đông lớn (tổng số cổ phiếu nắm giữ bởi tất cả các cổ đông lớn) bắt đầu nắm giữ từ trên 90% số cổ phiếu đang lưu hành làm cho công ty bị mất tính đại chúng, mặc dù đây là ngưỡng quan trọng.

Một công ty đang là đại chúng nay trở thành phi đại chúng có cần xin ý kiến đại hội cổ đông hay không?

Công ty đại chúng có cổ phiếu đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trước ngày Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực thi hành mà vẫn đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12 và các văn bản quy định chi tiết thi hành thì không bị hủy tư cách công ty đại chúng, không bị hủy niêm yết, đăng ký giao dịch, trừ trường hợp đại hội đồng cổ đông có quyết định khác.

Do vậy, trường hợp của SIC là công ty đã niêm yết từ trước khi có Luật Chứng khoán mới thì công ty chỉ được huỷ tư cách công ty đại chúng, huỷ niêm yết khi được đại hội đồng cổ đông thông qua.

Yêu cầu luật pháp đối với trường hợp công ty xin huỷ niêm yết tự nguyện là gì?

Điều 121, Nghị định 155/2020/ NĐ-CP quy định về huỷ bỏ niêm yết chứng khoán tự nguyện với điều kiện được hủy bỏ niêm yết cổ phiếu như sau: “Quyết định hủy bỏ niêm yết tự nguyện được đại hội đồng cổ đông, đại hội nhà đầu tư biểu quyết thông qua theo quy định pháp luật doanh nghiệp, quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó phải được trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua”.

Như vậy, chiếu theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì quyết định huỷ bỏ niêm yết phải có tờ trình riêng và chỉ có nhóm cổ đông nhỏ biểu quyết ý kiến cho tờ trình này. Việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường của SIC vào ngày 9/7/2022 và lấy ý kiến cổ đông với tỷ lệ biểu quyết thông qua có bao gồm luôn số phiếu của các cổ đông lớn là sai quy định luật pháp.

Điểm c, Khoản 3, Điều 121 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP có đặt ra yêu cầu cần có “phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông sau khi hủy niêm yết tự nguyện đã được đại hội đồng cổ đông thông qua (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết cổ phiếu)”. Do vậy, trong tờ trình xin huỷ niêm yết cần có đề nghị phương án giải quyết quyền lợi để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, đặc biệt nhóm cổ đông nhỏ. Việc huỷ niêm yết cổ phiếu ảnh hưởng đến khả năng thoái vốn của nhóm cổ đông nhỏ, do có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của cổ phiếu khi cổ phiếu của công ty không còn được niêm yết trên sàn chứng khoán. Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông theo thông lệ tốt cần phải được thông qua bởi nhóm cổ đông nhỏ. Vì nhóm cổ đông lớn là nhóm có quyền lợi liên quan đối với quyết định này nên không được quyền biểu quyết.

... Và học gì cho cổ đông nhỏ?

Việc cổ đông lớn, cổ đông nội bộ mua cổ phiếu thường được hiểu là tin tốt, tuy nhiên, điều này chưa chắc đúng trong trường hợp cổ đông nội bộ có mong muốn thâu tóm ngược.

Cổ đông cần lưu ý đối với trường hợp công ty niêm yết sau ngày Luật Chứng khoán 54/2019/QH14 có hiệu lực, vì nếu công ty không thoả mãn các điều kiện là công ty đại chúng (ví dụ cổ đông nhỏ nắm giữ ít hơn 10%) thì có khả năng việc huỷ tư cách đại chúng, huỷ niêm yết sẽ không cần có ý kiến cổ đông. Như vậy, cổ đông nhỏ gần như không làm gì được.

Thâu tóm ngược thông thường được thực hiện bởi người bên trong, bao gồm cả hội đồng quản trị là người có vai trò và trách nhiệm bảo vệ cổ đông nói chung và cổ đông nhỏ nói riêng. Cổ đông lớn của SIC đồng thời cũng là thành viên hội đồng quản trị nắm quyền quản trị điều hành có thể thực hiện các biện pháp gì để cổ đông nhỏ có thể bán cổ phiếu với mức giá hợp lý khi cổ phiếu bị hủy niêm yết? Câu trả lời nằm ở chỗ quá trình này cần phải được xử lý sao cho hài hoà được lợi ích tất cả các cổ đông, đặc biệt là đảm bảo bảo vệ được quyền lợi của các cổ đông nhỏ

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phương Ngân Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại