menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thanh Thùy

Máy tính, điện tử và linh kiện giành ngôi xuất khẩu lớn thứ 2 từ dệt may

Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2020.

Ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 đến hoạt động giao thương, xuất khẩu hàng hóa đã làm đảo lộn ngôi vị của một số ngành hàng xuất khẩu. Trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực quy mô trên 30 tỷ USD/năm, 6 tháng năm 2020, dệt may đã để tuột ngôi vị ngành hàng xuất khẩu lớn thứ 2, nhường chỗ cho máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Số liệu thống kê của Bộ Công Thương, 6 tháng qua, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh 24,2%, đạt 19,3 tỷ USD. Trong khi xuất khẩu dệt may giảm 15,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 12,8 tỷ USD, tính cả xơ sợi, vải, nguyên phụ liệu vẫn chưa bằng kim ngạch máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2020.

Máy tính, điện tử và linh kiện giành ngôi xuất khẩu lớn thứ 2 từ dệt may
Trong 4 nhóm hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020, dệt may đứng thứ 3 (Biểu đồ: Thế Hải)

Năm 2019, nếu xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 39 tỷ USD, đứng thứ 2 chỉ sau xuất khẩu điện thoại là 51,8 tỷ USD, thì máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ 3 với kim ngạch 35,6 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm 2018.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho hay, sản xuất, xuất khẩu dệt may gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu và đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán làm cho các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn.

Lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian tháng 5, tháng 6. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính, ngành dệt may có thể mất tới 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Bên cạnh đó, sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%.

Đến cuối quý II/2020, các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu) đã nới lỏng chính sách giãn cách xã hội; nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng dần. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu được hàng hóa theo các đơn hàng đã ký trước đây.

Theo chu kỳ hàng năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may tại các dịp lễ, Tết, Giáng sinh tăng cao.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại