24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thúy Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Mâu thuẫn 'vay vàng nhưng trả tiền' từ đâu?

Bên vay quan điểm rằng vay giá trị của vàng, bên cho vay là cho vay vàng tạo nên mâu thuẫn khi trả nợ.

Hợp đồng vay tài sản về khái niệm đã được quy định rõ ràng trong pháp luật dân sự. Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Từ khái niệm trên, cho thấy hợp đồng vay tài sản có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, đây là sự thỏa thuận của các bên. Sự thỏa thuận này giữa các bên phải dựa trên nguyên tắc sự tự do, tự nguyện, cam kết và thỏa thuận. Không trái với điều cấm và đạo đức xã hội (Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân Sự 2015).

Thứ hai, thỏa thuận này phải quy định quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay. Cụ thể bên vay phải giao tài sản cho bên vay và bên vay khi đến hạn hoặc bên cho vay đòi lại tài sản với một thời gian hợp lý phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên vay tài sản theo cùng số lượng, chất lượng. Vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản tùy thỏa thuận các bên.

Thứ ba, là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ tùy vào trường hợp cụ tể cụ thể, có hai trường hợp phổ biến nhất là:

- Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận thì quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ thời điểm giao kết, cả hai đều có nghĩa vụ với nhau thì đây là hợp đồng song vụ.

- Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì nó là hợp đồng đơn vụ. Bởi thời điểm có hiệu lực là thời điểm bên vay chuyển giao tài sản cho bên vay, bên cho vay có quyền đòi nợ mà không có nghĩa vụ với bên vay.

Thứ tư, hợp đồng có chuyển giao quyền sở hữu tài sản, hợp đồng được chấp thuận của hai bên cũng là căn cứ chuyển giao quyền tài sản.

Thứ năm, đây là hợp đồng có đền bù hoặc không đền bù tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng: Nếu như có thỏa thuận về lãi là hợp đồng có đền bù, còn không thỏa thuận về lãi là hợp đồng không đền bù.

Thứ sáu, hình thức của hợp đồng vay tài sản rất đa dạng có thể là hợp đồng bằng hình thức miệng, được lập thành văn bản có chứng thực, và các hình thức khác theo quy định pháp luật chuyên ngành (Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Đối tượng hợp đồng vay tài sản: Theo BLDS, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền. Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng của hợp đồng cho vay có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác.

Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản Pháp luật Dân sự đã có quy định rõ về nghĩa vụ của bên vay, theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể: Đầu tiên, bên vay phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu là vật khi trả phải đáp ứng đủ điều kiện trả vật cùng chất lượng, số lượng.

Ngoại trừ những thỏa thuận khác. Mặt khác đối với vay tài sản là vật, giấy tờ có giá hay quyền tài sản nhưng khi đến lúc trả lại trả bằng tiền thì cần có điều kiện là tiền đó đúng giá trị vật đã vay ở địa điểm, thời điểm trả nợ và phải được người cho vay đồng ý.

Tiếp theo, nơi hoàn trả tài sản (trả nợ) về nguyên tắc là nơi cư trú bao gồm nơi nơi tạm trú, nơi thường trú hay nơi có trụ ở của bên cho vay nếu là pháp nhân, tổ chức. Quy định này phù hợp với nguyên tắc thiện chí trong Pháp luật Dân sự. Địa điểm trả nợ có thể là nơi khác tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp khác, vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Như đã trình bày ở phần lý luận chung ở trên cho thấy Pháp luật dân sự đã có những quy định rõ ràng, cụ thể về chế định hợp đồng vay tài sản nhưng trên thực tế áp dụng pháp luật thường xuyên xảy ra mâu thuẫn như trường hợp khoảng đầu năm 2000, lúc đó, giá vàng khoảng 500 nghìn đồng một chỉ lúc đó sắm được 3 cây vàng.

Tám năm sau, vào khoảng năm 2008 thì trả lại chị cầm 25 triệu đồng (năm 2008, tôi nhớ không lầm thì vàng ở mức 17-18 triệu đồng một cây).

Hay trường hợp khác, thời điểm năm 1999 vừa mua xong lô đất trị giá bốn cây vàng thì cho người thân mượn, sau đó lại được trả nợ bằng 22 triệu đồng tiền mặt.

Thêm vào đó trường hợp nữa "Năm 2001 tôi cho một người mượn 100 triệu để xây nhà, lúc ấy giá vàng chỉ 5 triệu đồng một cây, mãi đến năm 2020 người ta trả lại cho tôi đúng 100 triệu đồng, quên kèm theo câu câu cảm ơn".

Những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trên bao gồm: Nội dung giao kết hợp đồng không rõ ràng, hình thức hợp đồng chủ yếu là bằng miệng bắt nguồn các bên trong hợp đồng người thân, họ hàng, hàng xóm, có mối quan hệ thân thiết nên tin tưởng nhau.

Từ đó, mỗi bên hiểu theo một ý, như bên vay quan điểm rằng vay giá trị của vàng còn bên cho vay là cho vay vàng thành ra khi trả nợ đã sự mâu thuẫn về giá trị của hợp đồng vay tài sản.

Giải pháp pháp lý giải quyết mâu thuẫn hợp đồng vay tài sản. Trong trường hợp, cho vay vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá nhưng khi trả nợ lại trả bằng tiền thì tiền phải có đúng giá trị ngang bằng với vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá.

Đây là nội dung của quy định theo khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015. Khi xảy ra những trường hợp như nhóm tác giả đã ví dụ trên. Trước hết, người bị xâm phạm quyền và lợi ích (có thể là bên vay hoặc bên cho vay) cần phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách thương lượng các bên trong hợp đồng để đạt được thỏa thuận tốt nhất cho các bên về quyền lợi.

Trong trường hợp, nếu như không thể thỏa thuận được bên có quyền và lợi ích bị xâm hại phải khởi kiện ra tòa án để cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả