Mạnh Đức tân thư: Trận Quan Độ - Áp dụng kinh doanh
Trận Quan Độ đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện tại Trung Quốc thời điểm đó. Tào Tháo hiểu tình hình và quyết tâm chiến thắng trận chiến sinh tử này dù binh lực Tào Tháo yếu hơn.
VIÊN THIỆU:
Lúc này Viên Thiệu là một lãnh chúa chiếm một vùng đất trù phú, giàu có tại Trung Quốc. Viên Thiệu binh dày, tướng mạnh và có nhiều nhân tài giúp. Tính tình của Thiệu như đàn bà, hay chấp nê chuyện nhỏ, không phân biệt được đâu là quốc gia đại sự, phải trái bất minh, hẹp lượng với trung thần, dung dưỡng gian thần. Thích nghe lời đường mật, tự cao, tự đại và tự cho mình là minh chủ của tất cả lãnh chúa thời đó.
Thiệu ngày càng mắc bệnh tự mãn sau khi thống lĩnh 18 lộ chư hầu chinh phạt Đổng Trác nhưng thất bại. Không rút ra bài học kinh nghiệm mà tiếp tục tự mãn cho đến trận Quan Độ.
TÀO THÁO:
Tào Tháo tìm hiểu và biết rỏ tương quan lực lượng, tìm năng quân sự giữa mình và Viên Thiệu. Tháo hiểu rất rỏ con người của Viên Thiệu vì cũng từng làm quan với nhau dưới triều mạc Hán.
Tháo đã chuẩn bị rất nhiều cho trận chiến Quan Độ trong nhiều năm: từ chiêu binh mãi mã, thu phục nhân tâm, chuẩn bị quân lực và nhân tài cho một trận chiến mà Tháo vẫn chưa nắm chắc phần thắng trong tay. Nên nhớ rằng Tháo luôn ở trong tình trạng thiếu lương thực và hậu cần do binh lực phát triển nhanh quá.
Tuy nhiên Tháo là người giảo hoạt từ nhỏ lại có nhiều trải nghiệm trong đời từ việc mang đao đi hành thích Đổng Trác cho đến âm mưu triệt hạ Viên Thiệu - minh chủ thiên hạ lúc bấy giờ để tiến tới thống nhất Trung Hoa.
Cho đến khi chuẩn bị lâm trận này Tháo vẫn không nắm chắc phần thắng. Tỷ lệ vẫn 50% / 50% mà thôi (như thế đã rộng lượng với Tào Tháo quá rồi). Tuy nhiên Tháo tự tin và tài dùng binh và gian thuật của mình và thời cơ đến qua nhanh ngay từ đầu trận chiến này.
LÂM TRẬN:
Tháo tình cờ phát hiện ra quân Thiệu bố trí quân về hướng Tây. Một bố trí dại dột và quá chủ quan. Tháo phải dùng mọi cách để kéo dài thời gian nói chuyện Thiệu để mong mặt trời lên và để hành động vì khi mặt trời lên cao quân Thiệu sẽ bị chói mắt và không thấy rỏ và đó là lúc Tháo tiến quân để hạ Thiệu. Muốn vậy Tháo phải tìm cách kéo dài thời gian nói chuyện. Để Thiệu mắc bẫy, Tháo giả vờ khiêm tốn và nâng Thiệu lên để Thiệu nghe lời đường mật sướng tai và càng lâu càng tốt. Tháo còn hạ mình phủi bụi ghế cho Thiệu, năng nĩ, van xin được cầu hoà, chừa cho Tháo con đường sống và dùng đương kim thiên tử để làm "vịt mồi". Những điều này làm cho quân của Thiệu chủ quan và kiêu binh. Thiệu vốn đang bị lời đường mật làm cho mê mẫn, Tháo lại dùng mỹ nữ để phá lòng quân Thiệu. Thiệu vẫn không hề hay biết mình mắc bẫy và khi mặt trời đủ cao Tháo đã chạy về trận địa như một chú nhóc được phát kẹo.
Phải công nhận đội ngũ của Tháo rất hiểu ý chủ nên bố trí quân bị rất chu đáo. Tháo về tiền trận hô một tiếng quân Thiệu chói mắt không thấy đường để đánh đấm và Quan Độ đã thất thủ như thế. Nếu là chính sử thì đây mới là trận chiến thư hùng của kẻ yếu (Tào Tháo tinh ranh) thắng kẻ mạnh (Viên Thiệu u mê).
Xứng đáng làm một phim về trận này và biên kịch đủ tốt thì nó không thua trận Xích Bích (nên nhớ Xích Bích chỉ là một chiến dịch mà thôi. Nó không phải là một trận chiến theo kiểu của La Quán Trung viết theo hư cấu)
KẾT QUẢ:
Thất thủ Quan Độ danh tiếng Tháo nổi lên thành lãnh chúa số 1 tại Trung Quốc thời bấy giờ. Thiệu đau đớn rút lui và sau cùng ốm chết. Các con tranh nhau quyền lực để tàn sát lẫn nhau và cuối cùng đại gia tộc họ Viên suy vong.
VIẾT LẠI LỊCH SỮ:
Nếu Viên Thiệu không phải vì tự kiêu, tự mãn để thời gian nghe lời đường mật của Tháo mà hô một tiến để ba quân tiến đánh ngay từ đầu, lịch sữ tam quốc phải được viết lại. E rằng nhà mạc Hán không còn tý gì nữa nên ông trời xuôi khiến như vậy để sau này tam quốc phân tranh.
BIÊN KỊCH:
Biên kịch cho đoạn phim này rất giỏi và hiểu sự nên khéo lồng ghép vào vào rất nhiều yếu tố mà Tam Quốc Diễn Nghĩa không đề cập và mô tả.
BÀI HỌC CHO DOANH NHÂN KHI ÁP DỤNG BINH PHÁP TÔN TỬ VÀO KINH DOANH:
Hiểu mình
Biết người
Chấp nhận rủi ro
Trải nghiệm nhiều
Nhập cuộc
Đón cơ hội (nhiều khi nhập cuộc hay trong hay cuối cuộc chiến cơ hội mới tới)
và dành chiến thắng.
LUẬN VỀ KINH DOANH:
Đôi khi phải biết nhẫn nhịn, ngoạ hổ, tàng long mà đợi thời cơ và cơ hội. Chính hai thứ này là một đạo quân vô địch mà đối thủ không lường hết được.
Với Nhà đầu tư, khi bạn trở nên tinh anh, bạn thường tự kiêu, chủ quan và chính sự kiêu ngoạ, chủ quan thường kéo tai hoạ đến với Nhà đầu tư.
Phan Lê Thanh Toàn
Nhà Cố Vấn Già
#Nhacovangia
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận