menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thạch Thảo

Mạng di động ảo: Thật còn khó phát triển, huống chi ảo

 Mạng di động ảo đầu tiên tại Việt Nam đã cung cấp dịch vụ di động ra thị trường được ba tháng nay và rất có thể sẽ có thêm các mạng di động ảo khác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng rất khó để các nhà mạng ảo có thể thành công được trong thời điểm hiện tại.

Cơ hội cho mạng ảo tham gia thị trường còn rất nhiều

Cuối tháng 4 vừa qua, Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom đã ra mắt mạng di động ITelecom với đầu số 087. Đây là mạng di động ảo đầu tiên tại Việt Nam (doanh nghiệp thuê hạ tầng của đơn vị khác để kinh doanh). Đông Dương Telecom thuê hạ tầng mạng của VNPT Vinaphone (trạm thu và phát sóng) để kinh doanh dịch vụ di động. Như vậy, ITelecom là đơn vị mua sỉ dịch vụ của VNPT Vinaphone để bán lẻ đến khách hàng.

ITelecom đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép kinh doanh mạng di động ảo từ hàng chục năm nay. Trước đây nhà mạng ảo này đã định thuê hạ tầng của Viettel để kinh doanh nhưng đã không thỏa thuận được.

Do giới hạn về tần số (băng tần) nên Nhà nước chỉ cấp phép cho bốn doanh nghiệp và các đơn vị này có hạ tầng mạng là trạm thu và phát sóng riêng để tham gia kinh doanh dịch vụ. Những đơn vị khác có nhu cầu cung cấp dịch vụ di động chỉ có thể thuê hạ tầng của các nhà mạng này để kinh doanh.

Trước đây, ngoài ITelecom, VTC và FPT cũng đã xin cấp phép kinh doanh dịch vụ mạng di động ảo nhưng sau đó đã bỏ cuộc vì cho rằng ít cơ hội thành công. Hiện nay một doanh nghiệp trong nước khác đang đàm phán với MobiFone để thuê hạ tầng làm mạng di động ảo. Còn một công ty về viễn thông chuyên kinh doanh mạng di động ảo của Malaysia cũng đã ký kết thuê hạ tầng của VNPT để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Mạng di động ảo: Thật còn khó phát triển, huống chi ảo

Nhưng không dễ để tồn tại

Phát biểu tại lễ khai trương mạng di động ảo ITelecom, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết thị trường hiện có 120 triệu thuê bao di động và mới có 50 triệu trong số đó sử dụng dữ liệu di động 3G và 4G nên vẫn còn cơ hội cho nhà mạng ảo tham gia thị trường.

Tuy nhiên, do tham gia sau, khi thị trường đã có các ông lớn như Viettel, MobiFone, Vinaphone... nên thách thức đối với các nhà mạng ảo như ITelecom là làm sao cung cấp được dịch vụ tốt với chi phí cạnh tranh. Với ITelecom, trước mắt nhà mạng này hướng đến cung cấp dịch vụ cho công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp ở chín tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, TPHCM, Long An và Đồng Nai, với các gói cước đa dạng phù với với nhu cầu cho những nhóm và phân khúc người dùng khác nhau như những người có thu nhập thấp, sinh viên, công nhân...

Mạng ảo chỉ có thể sống khi mạng thật chưa có kênh bán hàng rộng khắp.

Nhưng giờ các nhà mạng thật cũng bán lẻ khắp nơi với hệ thống cửa hàng dày đặc và các đại lý trên cả nước kết hợp với bán qua mạng, thì các mạng ảo không có “cửa”.

Tiếp theo, ITelecom sẽ kết nối với tất cả các mạng có phần dung lượng dư thừa để tạo ra dịch vụ tiện lợi, chất lượng kết nối tốt nhưng giá cả hợp lý.

Ông Lưu Anh Sơn, Phó tổng giám đốc Đông Dương Telecom, nói: “Là doanh nghiệp đầu tiên phát triển mạng di động ảo tại Việt Nam, ITelecom phấn đấu trở thành hình mẫu cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và bán lại dịch vụ trong lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam”.

ITelecom đã thiết kế gói cước dành riêng cho khách hàng là công nhân với mức phí 77.000 đồng/tháng. Người dùng sẽ được miễn phí tất cả cuộc gọi nội mạng ITelecom và Vinaphone dưới 20 phút, miễn phí 30 phút gọi ngoại mạng, 60 tin nhắn SMS và miễn phí sử dụng 3 GB tốc độ cao mỗi ngày.

Ông Sơn cho rằng cùng với sự bùng nổ về số lượng thuê bao di động, thì số thuê bao ảo và thuê bao rời mạng cũng ngày càng tăng. Do đó, việc hợp tác với các nhà khai thác mới như ITelecom sẽ giúp các nhà mạng hiện tại cải thiện doanh thu và nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì các nhà mạng ảo, do không phải đầu tư cơ sở hạ tầng, nên có điều kiện tập trung nguồn lực cho phát triển kênh phân phối, tiếp thị, chăm sóc khách hàng...

Tuy nhiên, mức giá cước ITelecom đưa ra như trên cũng không rẻ hơn một số gói cước mà các mạng di động khác đang cung cấp, nên chưa phải là mức cước cạnh tranh. Với việc các mạng viễn thông lớn cũng đang nhắm đến thị trường của nhóm người có thu nhập thấp, các mạng di động ảo không dễ mà sống sót.

Ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch tập đoàn Viettel, cho rằng mạng ảo chỉ thành công ở một số nước châu Âu, nơi có doanh thu trung bình trên thuê bao cao. Khi giá di động còn cao thì ra mạng ảo (do tiết kiệm được chi phí, không phải đầu tư hạ tầng) mới có thể giảm giá. Nhưng mức chi tiêu trung bình cho dịch vụ di động tại Việt Nam hiện đã khá thấp rồi, trung bình chỉ khoảng 70.000-90.000 đồng mỗi tháng, thì nhà mạng ảo rất khó cạnh tranh.

Thêm nữa, theo ông Dũng, mạng ảo chỉ có thể sống khi mạng thật chưa có kênh bán hàng rộng khắp. Nhưng giờ các nhà mạng thật cũng bán lẻ khắp nơi với hệ thống cửa hàng dày đặc và các đại lý trên cả nước kết hợp với bán qua mạng, thì các mạng ảo không có “cửa”.

Ngoài ra, dù nhà mạng ảo có lợi thế là không phải đầu tư hạ tầng mạng, nhưng rủi ro cũng rất lớn vì nếu không bán được hết gói dịch vụ mua theo giá sỉ của các mạng thật, khoảng một triệu phút, thì vẫn phải trả đủ tiền và sẽ lỗ. Hiện các nhà mạng thật có mạng lưới cửa hàng dày đặc, đủ các kênh bán hàng mà phát triển thuê bao mới còn khó, huống chi là mạng ảo.

Mạng di động ảo: Thật còn khó phát triển, huống chi ảo

Nói về cơ hội cho các mạng di động ảo, ông Trung cho rằng viễn thông là một thị trường có tính cạnh tranh rất cao, là thị trường mở vì vậy cơ hội kinh doanh luôn luôn có đối với những doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh riêng, có khả năng nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường... Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang đem lại sự thay đổi cơ bản về chất ở mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực viễn thông.

“Mạng di động ảo có thể sống sót hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược, kế hoạch kinh doanh của nhà mạng đó. Sẽ khó thành công nếu họ đơn thuần chỉ xin cấp phép để đi bán lại các dịch vụ tương tự của nhà mạng thật mà không tìm được thị trường riêng cho mình, không tạo ra được ưu thế riêng biệt của mình”, ông Trung nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại