Lý thuyết sóng Elliott
Theo nguyên tắc sóng Elliott, một xu hướng (tăng/giảm) đều được chia ra làm 2 pha, pha dịch chuyển theo xu hướng chính (motive phase) và pha điều chỉnh (corrective phase). Trong đó pha dịch chuyển theo xu hướng chính gồm 5 sóng và pha điều chỉnh gồm 3 sóng.
Cụ thể trong một xu hướng tăng đầy đủ sẽ đuọc cấu tạo:
Pha tăng, 5 sóng đầu tiên được gọi là sóng đẩy (impulse waves) – trong đó sóng 1, 3, 5 là sóng tăng, sóng 2, 4 là sóng giảm
Mô hình 3 sóng cuối được gọi là sóng điều chỉnh (corrective waves) – bao gồm 3 sóng A, B, C, trong đó A, C là sóng giảm, B là sóng tăng
Nguyên tắc cơ bản của sóng Elliott
Trong cuốn The Wave Principle, Elliott đã đưa ra các quy tắc và hướng dẫn để đếm sóng để có thể xác định đúng thị trường hoặc cổ phiếu:
Ba quy tắc (3-Rule) bắt buộc khi đếm sóng Elliott bao gồm:
Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1
Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất
Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1
Ba hướng dẫn (3-Guideline) khi đếm sóng:
Khi sóng 3 là sóng dài nhất, sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1
Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 sẽ thay thế nhau – nếu sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp & mạnh (sharp) thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản & phẳng (fiat), hoặc ngược lại
Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh (A, B, C) thường kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó
Các đặc điểm của sóng 3 cần lưu ý
Từ các quy tắc đếm sóng và giao dịch thực tế, sóng 3 thường là sóng quan trọng nhất. Trong sóng 3, giá thường dịch chuyển rất mạnh theo xu hướng chính và tạo ra các cơ hội giao kiếm lời. Sóng 3 thường là sóng mở rộng và thường mở rộng 1.618 lần sóng 1, thậm chí trong một số trường hợp, sóng 3 có thể mở rộng 2.618 lần độ dài sóng 1.
Nắm vững các quy tắc đếm sóng
Điều đầu tiên để có thể xác định đúng sóng 3 đó là bạn phải nắm vững các quy tắc đếm sóng, trong đó có 2 quy tắc tối thiểu cần ghi nhớ đó là (i) phạm vi của sóng 2 không hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1 và (ii) sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất. Khi thực hành đếm sóng, bạn sẽ nhận ra hai nguyên tắc đơn giản đó rất quan trọng để có thể xác định đúng pha, đúng sóng.
Sử dụng phân tích đa khung thời gian
Khi phân tích đồ thị, dù bạn sử dụng kỹ thuật nào đi nữa, việc nhìn bức tranh ở góc độ tổng thể sẽ giúp bạn có góc nhìn rộng và chuẩn xác hơn. Ở khung đồ thị càng dài, xu hướng và các tín hiệu kỹ thuật càng rõ ràng và ít xảy ra các tín hiệu nhiễu hơn so với các khung ngắn hơn. Đối với việc đếm sóng Elliott, nguyên tắc này cũng có thể áp dụng.
Ví dụ bạn muốn đếm sóng để giao dịch ngắn hạn (vài tuần) trên đồ thị ngày và chưa có một góc nhìn đúng, hãy thử với đồ thị dài hơn, có thể là đồ thị tuần, khi đó từ bức tranh lớn, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc suy đoán giai đoạn hiện tại của thị trường và cổ phiếu đang thuộc pha nào, đang thuộc sóng nào. Ví dụ như ở đồ thị bên dưới, sóng 3 (nhỏ) được dễ dàng xác định và tự tin hơn khi nằm trong sóng (III) ở cấp độ lớn hơn.
Kiên nhẫn và chờ sự xác nhận của khối lượng
Nhìn về mặt trực quan, sóng 3 rất hấp dẫn để giao dịch nhưng về mặt cảm xúc giao dịch, không phải dễ để có thể săn được sóng 3.
Kiên nhẫn. Thời điểm đợi chờ kết thúc sóng 2 là việc làm đòi hỏi sự sốt ruột bởi lẽ quá trình này diễn ra rất khó lường. Luôn kiên nhẫn đợi chờ tín hiệu đảo trend và ghi nhớ nguyên tắc phạm vi sóng 2 không được giảm dưới điểm bắt đầu của sóng 1.
Chờ khối lượng xác nhận. Sóng 3 là sóng đi kèm với sự dịch chuyển lớn của giá và cũng là thời điểm giao dịch sôi động nhất. Do đó một trong những yếu tố để có thể xác nhận sóng 3 là sự đi kèm của việc gia tăng khối lượng giao dịch.
#KiếnthứcĐầutư
#sóngElliott
Nguyễn Cảnh Tùng - CTCP Chứng khoán Vndirect - team Đầu tư cùng O'Neil - SĐT: 093.602.6983
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận