Lý thuyết sóng Elliott – công cụ vô cùng hiệu quả giúp bạn không đu đỉnh.
Nhắc nhở: Bài viết này có thể dài và có những kiến thức khó nhưng nếu bạn tiếp thu được hết hàm lượng thông tin ở bài viết này thì sẽ rất hữu ích cho việc phân tích tâm lý thị trường cũng như xây dựng chiến lược giao dịch của bạn!
Giới thiệu chung
Sóng elliott (Elliott wave) là công cụ rất quan trọng trong nền tảng lý thuyết của phân tích kỹ thuật. Thực tế, lý thuyết sóng Elliott có thể giúp các trader nhìn rõ hành vi thị trường với tỷ lệ chính xác cao. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng vô cùng phức tạp khiến các trader mất nhiều năm nghiên cứu để thành thạo.
Sóng elliott là một trong những lý thuyết được phát minh bởi kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930. Theo lý thuyết này, ông phát hiện ra rằng thị trường không biến động một cách hỗn loạn mà “chạy” theo một quy luật có tính chu kỳ do tâm lý con người. Cho đến hiện nay, đối với những thị trường tài chính như bond, commodity, chứng khoán hay thị trường mới như crypto hay forex vẫn cho thấy tính hiệu quả của lý thuyết này. Và nguyên nhân về tính hiệu quả của nó vẫn còn là một ẩn số mà khoa học vẫn chưa chứng minh được.
Cấu trúc sóng Elliott.
1. Sóng đẩy Elliott.
Mô hình sóng đẩy bao gồm 5 sóng đầu tiên như hình vẽ. Sóng 1, 3, 5 là những sóng tăng và sóng 2 và 4 là những sóng giảm. Độ dài của những con sóng này nhất thiết phải bằng nhau.
- Sóng 1 biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Điều này là do một số nhà đầu tư nhận thấy giá đang ở thời điểm thích hợp để mua, do đó họ đặt lệnh mua vào khiến giá bị đẩy lên cao.
- Sóng 2 được hình thành khi nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì cảm thấy lợi nhuận đã đạt mục tiêu. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm một chút nhưng sẽ không giảm xuống thấp như đáy 1.
- Sóng 3 được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, làm giá bị đẩy lên cao hơn. Đây cũng thường là sóng mạnh và dài nhất.
- Sóng 4 xuất hiện khi nhiều trader chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng này được đánh giá là yếu hơn các sóng trước vì còn nhiều nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ tăng cao nữa để vào lệnh với giá tốt hơn.
- Sóng 5 là giai đoạn đa số tất cả mọi người đều “đổ xô” vào thị trường để mua một cách ồ ạt. Điều này khiến giá trở nên đắt hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, một vấn đề các bạn cần lưu tâm là trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì luôn có một sóng mở rộng hơn hai sóng còn lại, nói một cách dễ hiểu là luôn có một sóng dài nhất trong 3 sóng, thường là sóng 3 hoặc sóng 5. Bản chất điều này xảy ra chúng ta có thể lý giải như sau: Do 80% các nhà đầu tư thường ăn lợi nhuận ở con sóng thứ 3 nên nếu sóng 3 quá ngắn thì có nghĩa rằng lợi nhuận họ kì vọng ban đầu có thể sẽ chưa đạt được. Điều này là tiền tố để khi con sóng đẩy thứ 5 xuất hiện thì họ càng mạnh tay tham gia vào hơn. Tuy nhiên nếu con sóng thứ 3 quá dài thì điều này là hoàn toàn ngược lại.
2. Sóng Elliott điều chỉnh.
Sau giai đoạn sóng đẩy chính là mô hình sóng điều chỉnh (sóng hồi), gồm các hành động giá đi ngược lại với xu hướng chính hiện tại. Ví dụ khi thị trường đang đi trong xu hướng chủ đạo là đi lên, thì sóng điều chỉnh có thể là những đợt sóng đi ngang hoặc đi xuống.
Nếu mô hình sóng đẩy đánh số các sóng theo thứ tự từ 1 đến 5 thì các sóng điều chỉnh được ký hiệu theo bảng chữ cái là a,b,c. Chú ý rằng, cấu tạo mô hình sóng điều chỉnh không bao giờ quá 5 sóng, thường sẽ bao gồm 3 sóng.
Những quy tắc cần nhớ
Khi giao dịch sử dụng lý thuyết sóng Elliott, các nhà đầu tư bắt buộc phải tuân thủ 3 nguyên tắc dưới đây:
- Quy tắc thứ nhất: Sóng 3 luôn có chiều dài nhất trong 3 sóng đẩy 1, 3 và 5.
- Quy tắc thứ hai: Sóng 2 không được lui xuống thấp hơn điểm khởi đầu của sóng 1.
- Quy tắc thứ 3: Đáy của sóng 4 không được chạm tới đỉnh sóng 1.
Mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci
Vào năm 1930, Nelson Elliott đã nghiên cứu và phát minh ra nguyên tắc sóng nhưng lại chưa áp dụng được nguyên tắc này vào giao dịch thực tiễn vì rất khó để tìm ra điểm vào lệnh. Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng sóng elliott là lý thuyết suông và không có tính ứng dụng cao.
Mãi đến năm 1940, ông kết hợp dãy số Fibonacci vào mô hình sóng elliott. Điều này đã giúp ông khắc phục được những nhược điểm trước đây của nguyên tắc sóng. Từ đó, lý thuyết sóng Elliott được rất nhiều nhà đầu tư đón nhận và “sùng bái”. Một tỷ phú thương nhân người Mỹ còn từng khẳng định rằng lý thuyết sóng elliott là một trong “bốn Kinh Thánh của kinh doanh”.
Minh họa sử dụng Elliott và Fibonacci vào phân tích cổ phiếu(Cre: Trading view)
Qua đó có thể nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa nguyên lý sóng elliott và dãy số fibonacci là vô cùng mật thiết. Cụ thể, lý thuyết sóng elliott tạo ra hình mẫu khung sườn còn tỷ lệ Fibonacci là các thước đo giúp đo lường cả về biên độ biến động giá và thời gian kết thúc. Sự kết hợp này được nhiều nhà giao dịch đánh giá là một sự liên kết khoa học.
Các mục tiêu quan trong theo dãy số Fibonacci thường thể hiện ở các mức kháng cự và hỗ trợ. Mặt khác, giữa các con sóng được liên kết với nhau bằng một sóng khác sẽ cho mối liên hệ fibonacci đáng tin cậy hơn so với trường hợp giữa hai sóng liền kề nhau. Cụ thể khi áp dụng fibonacci thoái lui để đo sóng 2,4 và fibonacci mở rộng để đo sóng 1,3 và 5 ta sẽ thấy:
- Đỉnh của sóng 1 sẽ rơi vào khoảng 0.618.
- Đáy sóng 2 thường rơi vào 0.1819.
- Đáy sóng 4 thường rơi vào range 0.382-0.618.
- Đỉnh của sóng 3 thường rơi vào range 1.618-1.786 hoặc nếu mạnh sẽ lên 2.618.
- Đỉnh của sóng 5 sẽ rơi vào khoảng 2.618 trở lên.
- Giai đoạn sóng 1 và sóng 4 xuất hiện sẽ thường là giai đoạn tin xấu được liên tục bơm ra để kiềm hãm đà tăng giá.
- Sóng 2, 4 luôn có volume nhỏ hơn sóng 1, 3, 5 cho thấy sự hấp thụ lượng cung tốt. Nếu giai đoạn này volume vẫn mạnh thì chúng ta sẽ cần phải cẩn trọng hơn.
- Sóng 5 sau khi xuất hiện thì chúng ta có thể thấy thường trên thị trường sẽ có vô số tin tốt, dẫn đến sự fomo của nhiều nhà đầu tư diễn ra nhiều và thanh khoản giai đoạn này sẽ tăng khủng khiếp.
- Thời gian hoàn thành sóng 4 sẽ rất lâu và có thể bằng thời gian hình thành sóng 1,2 và 3.
- Sóng 5 sẽ là sóng tay to thử lực mua của thị trường nên họ sẽ đẩy giá lên rất nhanh. Nếu khối lượng mua vẫn lớn thì giá sẽ chưa bị đạp mạnh xuống luôn nhưng nếu lực mua yếu dần thì giá sẽ sớm sập rất nhanh để bắt đầu chuyển sang xu hướng giảm.
Kết luận
Với những chia sẻ bên trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được khái niệm sóng elliott là gì, cũng như cách ứng dụng lý thuyết sóng này vào giao dịch. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng, sóng elliott bản chất chỉ là một lý thuyết chứ không phải một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Do đó, ngoài lý thuyết sách vở, để vận dụng thành công sóng elliott vào thực chiến trên thị trường tài chính, đòi hỏi phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đôi khi còn cần chút may mắn.
Hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan!
Bài viết của chủ thớt nếu có gì thiếu sót thì rất mong được các quý độc giả và nhà đầu tư đóng góp để mình có thể cải thiện hơn chất lượng của các bài viết sắp tới! Nếu thấy hữu ích, đừng ngại cho chủ thớt 1 like và comment để mình có thêm động lực viết bài nha. (^ ^)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận