menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Yến

Lý thuyết Dow là gì? & 12 Nguyên lý trong lý thuyết Dow

Đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng hiện đang là lĩnh vực vô cùng hot hiện nay. Và để trở thành một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp thì lý thuyết Dow là một trong những vấn đề bạn không được bỏ qua. Vậy lý thuyết Dow là gì? Những thông tin cơ bản về lý thuyết này.

Lý thuyết dow là gì?

Lý thuyết dow được xem viên gạch đặt nền móng cho việc nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Thông qua lý thuyết này nhà đầu tư có thể nắm được các biến động về thị trường chung, các mã cổ phiếu hay các cặp tiền tệ trên thị trường. Theo như nhiều nhà đầu tư thì sự tăng giảm của cổ phiếu thường có chiều hướng giống với xu hướng thị trường. Cho nên phân tích kỹ thuật thì các nhà đầu tư nên quan tâm đến thị trường chung.

Lịch sử hình thành và phát triển

Lý thuyết dow được hình thành bởi Charles H.Dow. Ban đầu thì lý thuyết này được ông phát hiện nghiên cứu và viết ra dưới dạng lý thuyết cơ bản đăng trên tạp chí Wall Street Journal. Bại luận của ông gây được sự chú ý bởi lập luận thuyết phục với những dẫn chứng về sự biến động của thị trường chứng khoán. Theo ông thì nhà đầu tư có thể dựa vào những phản ứng của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận.

Hai yếu tố mà ông tập trung phân tích đó là chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số đường sắt Dow Jones. Điểm tiêu biểu của lý thuyết này là sự nhấn mạnh sự phát triển kinh tế của một đất nước được thể hiện qua thị trường chứng khoán của nước đó. Và từ đó nhà đầu tư sẽ dựa vào sự phân tích tổng thể để xác định sự biến động của thị trường.

Sau một thời gian lý thuyết này đã bị gián đoạn do sự qua đời đột ngột của Charles H.Dow vào năm 1902. Và một người cộng sử của ông là William P.Hamilton đã thay ông tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lý thuyết Dow được như ngày hôm nay sau 27 năm.

Lý thuyết Dow là gì? & 12 Nguyên lý trong lý thuyết Dow
Charles H.Dow

12 nguyên lý trong lý thuyết Dow

Sau khi tìm hiểu lý thuyết Dow là gì và lịch sự hình thành thì chúng ta cùng đến với các nguyên lý trong lý thuyết này. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng khi nghiên cứu lý thuyết Dow. Về cơ bản lý thuyết này có 12 nguyên lý như sau:

Chỉ số giá bình quân thị trường phản ánh đa số

Chỉ số giá bình quân sẽ phản ánh mối liên kết trong hoạt động của các nhà đầu tư. Đặc biệt là bao gồm những nhà đầu tư thiên tài với bộ óc dự đoán về các sự kiện, vấn đề ảnh hưởng đến cung cầu trong chứng khoán.

3 xu thế trên thị trường

Nguyên lý này bao gồm các xu thế quan trọng trên thị trường chứng khoán. Xu thế cấp 1 là xu thế quan trọng nhất bao gồm các biến động tăng giảm với quy mô lớn kéo dài đến vài năm làm giá trị cổ phiếu giao động đến 20%. Xu thế cấp 2 là những biến động xen vào xu thế cấp 1 xay ra ra khi xu hướng cấp 1 tạm thời vượt qua mức độ hiện tại của nó. Và xu thế cấp 2 thường là những biến động giá nhỏ hằng ngày và không quan trọng trong lý thuyết Dow.

Xu thế cấp 1

Như chúng tôi đã đề cập thì đây là các biến động lớn về giá và xảy ra trong thời gian dài. Nếu các biến động làm tăng giá nhiều đợt liên tiếp và mỗi đợt đều điều chỉnh đều có mức giá cao hơn trước đó. Thì xu thế cấp 1 lúc này đang tăng giá và thị trường sẽ được xem là thị trường tăng giá (Bull Market). Và ngược lại thì gọi là thị trường giảm giá hay thị trường con gấu (Bear Market).

Xu thế cấp 2

Là những biến động trung gian làm gián đoạn xu thế cấp 1 với những đợt suy giảm tạm thời xuất hiện ở Bull Market hay những đợt tăng giá gọi là phục hồi xuất hiện ở Bear Market. Thường thì chúng sẽ kéo lại khoảng ⅓ đến ⅔ mức tăng của xu thế 1. Và nó thường kéo dài ít nhất từ 2 tuần đến nhiều tháng.

Xu thế nhỏ

Đúng như tên gọi thì biến động này kéo dài không quá 3 tuần và thường sẽ dưới 1 tuần. Nếu như xu thế 1 được ví như thủy triều, xu thế 2 được xem như những con sóng có thể tác động đến thủy triều đó thì xu thế nhỏ sẽ là những gợn sóng lăn tăn. Và theo H.Dow thì xu thế này không quan trọng trên thị trường chứng khoán.

Bull market

Đây còn gọi là thị trường bò tót hay thị trường tăng giá gồm 3 thời kỳ bao gồm:

Thời kỳ đầu là quá trình tích tụ: Nhà đầu tư tiến hành xem xét doanh nghiệp, thị trường xuất hiện biến chuyển hạn chế bắt đầu xuất hiện tăng giá nhỏ.

Thời kỳ thứ 2 là khi thị trường tăng trưởng vững chắc mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà kinh doanh chứng khoán.

Thời kỳ thứ 3 là khi thị trường sục sôi với những biến động, và cuối thời kỳ này sẽ xuất hiện nạn đầu cơ, khối lượng giao dịch tăng, các đợt phát hành cổ phiếu ít dần đi.

Bear Market

Đây là xu thế thị trường giảm hay còn gọi là thị trường con gấu cũng được chia làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ đầu thường bắt đầu ở cuối giai đoạn Bull Market còn gọi là thời kỳ phân bổ. Các nhà đầu tư muốn thoát thoát khỏi sự sở hữu cổ phiếu. Khối lượng giao dịch có xu hướng giảm nhưng nhìn chung vẫn rất cao.

Thời kỳ thứ hai: Là thời kỳ “hỗn loạn”, lượng người giảm, người bán vội vã, giá giảm mạnh.

Thời kỳ ba: Xu thế đi xuống của thị trường yếu dần, cổ phiếu đều có mức giá thấp nhất. Và Bear Market kết thúc với tin xấu cho doanh nghiệp cũng như thị trường.

Hai đường chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu thế của thị trường

Đây là vấn đề gây khúc mắc nhất trong lý thuyết Dow, và nó đã được minh chứng về sự đúng đắn và được vận dụng đến ngày nay. Nguyên lý này được hiểu là chỉ khi hai chỉ số bình quân của thị trường có xu thế đi lên thì mới có thể xác nhận dầu hiệu của sự đổi chiều xu thế chính.

Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường

Khi giá biến động theo xu thế cấp 1 thì thị trường mới có thể mở rộng và vẫn có thể đúng với xu thế cấp hai. Trong Bull Market thì khối lượng giao dịch tỷ lệ thuận với giá, còn với Bear Market thì là tỷ lệ nghịch. Và theo lý thuyết dow thì chỉ có biến động giá mới quyết định dấu hiệu về biến động thị trường.

Đường ngang có thể thay thế xu thế cấp 2

Theo lý thuyết Dow thì đường ngang là thời kỳ giá ít biến động (nhỏ hơn hoặc bằng 5%). Đường ngang có thể kéo dài vài tuần hay lâu hơn khoảng vài tháng.

Chỉ dùng mức giá đóng cửa để nghiên cứu

Lý thuyết Dow chỉ quan tâm đến số liệu cuối ngày giao dịch. Và đồng nghĩa với việc lý thuyết này không đề cao những biến động trong ngày giao dịch.

Một xu thế cần đước xem là tiếp tục cho đến khi xuất hiện dấu hiệu rõ ràng về sự đảo chiều của xu thế đó

Đây là một nguyên lý xuất hiện rất nhiều tranh cãi nhưng giá trị nó mang lại là không thể phủ nhận. Nguyên lý này giúp đề phòng những quan điểm vội vàng trên thị trường của các nhà đầu tư. Và nguyên lý này cũng nhắc nhở các nhà đầu tư phải theo dõi thị trường thường xuyên hơn và nhẫn nại hơn trong hoạt động đầu tư của mình

Mặt hạn chế của lý thuyết dow

Lý thuyết Dow đã đóng vai trò rất lớn trong giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó thì lý thuyết này cũng có một số hạn chế nhất định.

Lý thuyết Dow không luôn đúng

Đây không phải là lý thuyết đúng tuyệt đối với mọi trường hợp. Mà còn tùy thuộc vào tình hình thị trường thực tế, dựa trên khả năng của các nhà đầu tư.

Đây là lý thuyết trễ

Như chúng ta đã biết thì chứng khoán luôn là thị trường với những biến động tính từng giây từng phút. Cho nên việc áp dụng lý thuyết này một cách cứng nhắc thực ra không có lợi cho nhà đầu tư. Nhiều lúc sẽ để tuột mất cơ hội cho nên cần biết vận dụng một cách linh hoạt để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Lý thuyết này không hỗ trợ nhiều cho các nhà đầu tư với những biến động trung gian

Sở dĩ có hạn chế này là bởi lý thuyết không đưa ra các dấu hiệu về sự biến động trung gian mà chỉ tập trung vào những biến động lớn. Điều này gây bất lợi cho các nhà đầu tư ngắn hạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
5 Yêu thích
1 Bình luận 9 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại