24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Dũng Chín
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lý giải nguyên xe bị từ chối đăng kiểm do độ mặt ca-lang và logo

Những ngày qua, vụ việc nhiều xe ô tô bị trượt đăng kiểm đang là vấn đề nóng, được mọi người bàn tán xôn xao trên mạng xã hội.

Tại Việt Nam, đăng kiểm ô tô là một quy trình bắt buộc đối với người sở hữu xe ô tô. Để được lưu hành hợp pháp, chiếc xe phải được Cục đăng kiểm kiểm tra, đánh giá chất lượng về an toàn kỹ thuật và mức độ bảo vệ môi trường. Những xe không đăng kiểm hoặc quá hạn đăng kiểm có thể bị phạt tiền từ 2-6 triệu đồng, chủ xe có thể đối diện mức phạt cao nhất lên tới 16 triệu đồng.

Thời gian qua, nhiều tiêu cực xảy ra trong công tác đăng kiểm xe khiến việc đăng kiểm được siết chặt hơn. Những trường hợp phổ biến bị từ chối đăng kiểm hiện nay có thể kể đến như: độ mặt ca lăng, logo, lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc, độ đèn xe, lắp thêm ghế, thay đổi màu sơn, thay đổi kết cấu xe, không tuân thủ yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Tuy nhiên, một số người thắc mắc việc độ mặt ca-lăng hay logo chỉ mang tính chất thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến yếu tố an toàn kỹ thuật của xe, tại sao lại bị trượt đăng kiểm?

Lý giải về điều này, Giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội cho biết, trong hạng mục kiểm tra của các trung tâm kiểm định đều có các yêu cầu về hình dáng, kích thước xe...

Lý giải nguyên xe bị từ chối đăng kiểm do độ mặt ca-lang và logo

Ngoài ra, những quy định này đã được quy định rõ trong các bộ luật từ lâu. Theo khoản 2, Điều 55, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Lý giải nguyên xe bị từ chối đăng kiểm do độ mặt ca-lang và logo

Bên cạnh đó, việc dán decal xe, nếu chủ xe không làm thay đổi tổng thể màu sắc của xe đã đăng ký thì sẽ vẫn được chấp nhận.

Theo Giám đốc chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô Đại học Bách Khoa Hà Nội, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc cho rằng, phía dưới mặt ca-lăng của một số dòng xe có thể là các cảm biến hoặc radar của nhà sản xuất nên việc tự thay đổi có thể sẽ không đảm bảo đúng an toàn, kỹ thuật.

Nếu người dùng muốn thay đổi thiết kế, kiểu dáng trên xe thì cần làm thủ tục thay đổi kết cấu xe để được sự chấp nhận của các cơ quan chức năng.

Theo số liệu thống kê từ Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến hết ngày 30/11/2022, tổng số lượt phương tiện kiểm định trên toàn quốc đạt hơn 4,3 triệu phương tiện, trong đó có hơn 3,8 triệu phương tiện đạt tiêu chuẩn ATKT & BVMT, gần 430 nghìn lượt phương tiện không đạt phải bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh để kiểm định lại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả