menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Nguyên Vũ

Lý do Tống thống Putin đã để mất Ukraine

Việc Nga tăng cường hiện diện quân sự gần Ukraine đã khiến người dân nước này thêm gắn kết và củng cố tình đoàn kết dân tộc.

Một cuộc huy động chớp nhoáng lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội chiếu cảnh những người Ukraine đăng tải hình ảnh lá cờ của đất nước là một biểu hiện sinh động về tinh thần bảo vệ đất nước sôi sục. Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể vượt qua biên giới và gây ra những nỗi đau lớn, nhưng ông ấy sẽ không thể khuất phục được đất nước này. Hoàn toàn ngược lại. Theo một cuộc thăm dò mới nhất trong tháng này, 45% người dân Ukraine sẵn sàng cầm vũ khí chiến đấu để bảo vệ đất nước. Con số này là chưa từng có, vượt qua cả con số trong giai đoạn 2014-2015 khi Nga bắt đầu cuộc chiến chống Ukraine bằng cách sáp nhập Crimea.

Người Ukraine đã bác bỏ “tư tưởng Nga” - khái niệm theo chủ nghĩa xét lại mà Putin cố gắng áp đặt lên các nước láng giềng của mình. "Bạn là người Nga, không phải người Ukraine" - Putin đã nói như vậy trong một bài luận hồi tháng 7/2021 mà nhiều người ở phương Tây cho rằng không thích đáng và thật nực cười. Chủ nghĩa xét lại của Putin bác bỏ bản sắc và tính dân tộc của Ukraine. Thông điệp rất đơn giản: Ukraine sẽ mãi mãi là một nước chư hầu của Nga. Việc Putin không thể tìm ra cách xây dựng quan hệ với Ukraine ngoài việc đe dọa nước này bằng vũ khí là biểu tượng cho sự thất bại của “tư tưởng Nga”.

Đồng thời, thế giới đang khám phá Ukraine và bản sắc dân tộc của quốc gia này. Chưa bao giờ trong lịch sử Ukraine, phương Tây lại đồng lòng chiến đấu vì Ukraine như vậy. Việc đất nước này trở lại lịch sử thế giới và khẳng định một vị trí xứng đáng ở châu Âu là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của các Nga hoàng, các nhà độc tài Liên Xô và giới lãnh đạo hiện tại của Nga, bởi vì nó buộc họ phải làm điều không tưởng, đó là cải tổ đất nước của chính họ.

Washington đã cảnh báo rằng Putin có thể tấn công Ukraine một lần nữa, đồng thời thể hiện vai trò lãnh đạo của mình bằng cách thuyết phục các đối tác phương Tây của Ukraine cùng thống nhất ủng hộ một loạt hành động trừng phạt nếu Nga xâm lược một lần nữa. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho rằng những lời cảnh báo ồn ào của phương Tây là thái quá. Không phải như vậy. Putin muốn viết lại các quy tắc của cấu trúc an ninh châu Âu, xé nát Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), phá hủy đường hướng phương Tây hóa của Ukraine và làm bẽ mặt Mỹ. Phản ứng kịp thời và ở quy mô lớn của phương Tây đã khiến Putin mất dũng khí sử dụng vũ lực chống lại Ukraine một lần nữa. Tuy nhiên, không thể loại trừ bất kỳ khả năng nào. Putin là người ranh mãnh và có những tính toán riêng.

Các kết luận chính đã rõ ràng. Putin và “tư tưởng Nga” đã thất bại ở Ukraine ngày nay. Tuy nhiên, Điện Kremlin không có ý định rút lui. Ngược lại, họ sẽ tìm cách trả thù. Điện Kremlin có thể cân nhắc triển khai các kế hoạch lố bịch để dựng lên "một con rối thân Nga" ở Ukraine. Nhưng những kế hoạch này sẽ thất bại. Putin và nhóm thân cận của ông không hiểu được Ukraine hiện đại. Người Ukraine ngày nay muốn độc lập và muốn trở thành một phần của châu Âu, chứ không phải là "con tốt" của Putin.

Putin cho rằng các cuộc điều động quân sự chiến lược là vũ khí lợi hại nhất của ông. Nguồn tài nguyên này không phải là vô tận, nhưng nó có hiệu quả. Tuy nhiên, bất kỳ động thái quân sự trực tiếp nào cũng sẽ hạn chế các lựa chọn và khả năng gây thêm áp lực lên phương Tây của Điện Kremlin, vì vậy chúng ta sẽ được chứng kiến những phản ứng đa dạng từ Putin. Tổng thống Nga có thể sẽ kết hợp việc cắt giảm nguồn năng lượng và tăng cường thêm nhiều cuộc tấn công mạng hơn để gây bất ổn cho Ukraine trước khi sử dụng đến các hành động quân sự. Putin muốn khiến Ukraine suy yếu đến mức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đầu hàng trên bàn đàm phán.

Điện Kremlin cũng sẽ tìm cách thu về những lợi ích tối đa có thể từ cuộc đối thoại với phương Tây liên quan đến sự ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí. Nếu một cuộc xâm lược bị ngăn chặn, Putin sẽ yêu cầu một ghế trên bàn đàm phán với các nhà lãnh đạo của các cường quốc trên thế giới để "bòn rút" càng nhiều càng tốt. Việc sáp nhập Belarus, ngay cả khi chưa được công bố, vẫn là một hệ quả khác của cuộc khủng hoảng hiện nay.

Chúng ta sẽ chứng kiến các nỗ lực chiến tranh hỗn hợp của Nga nhằm vào Ukraine và phương Tây với mục tiêu giữ Ukraine trong “vùng xám” mà không có bất kỳ cơ hội nào để gia nhập NATO hay Liên minh châu Âu (EU) và không có sự phát triển kinh tế cần thiết. Trong hoàn cảnh đó, chiến dịch tuyên truyền của Nga sẽ tìm cách khuấy động sự cuồng loạn chống phương Tây, cố gắng thuyết phục người Ukraine rằng cuộc xung đột là do Washington gây ra và kết quả là Ukraine đã bị phản bội.

Tin tốt là Putin có thể bị răn đe nếu phương Tây hành động ngay bây giờ và Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo. Biden nên thúc đẩy đối thoại rộng rãi ở châu Âu với các đối tác Đại Tây Dương, nhấn mạnh các giá trị chung và an ninh, với mục tiêu vận động dư luận phương Tây và xây dựng "khả năng miễn nhiễm" trước các cuộc tấn công ý thức hệ mới của Điện Kremlin. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta không nên từ bỏ ý tưởng Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO và EU. Chúng ta phải lựa chọn như Konrad Adenauer của Tây Đức đã từng chọn. Người Ukraine muốn hòa bình. Dù trong hoàn cảnh nào, phương Tây cũng không nên ép buộc Ukraine chấp nhận các thỏa thuận Minsk vốn không có lợi cho Ukraine. Putin đã để mất Ukraine, nhưng tương lai của đất nước vẫn chưa chắc chắn. Liệu phương Tây có đứng lên vì Ukraine?.

Theo National Interest

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả