24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chứng Khoán và Đời Sống Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lý do thua lỗ của 1 nhà đầu tư thiếu kiến thức (Phần 1)

Trong đầu tư chứng khoán việc bạn mới bắt đầu hay đã có nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ kinh nghiệm đầu tư đều không thành vấn đề. Thực tế là nhiều kinh nghiệm đôi khi còn có hại nếu nó liên tục củng cố những thói quen xấu của bạn. Thành công trên thị trường chứng khoán chỉ đạt được bằng cách tránh né những sai lầm kinh điển đã biến đại đa số mọi người thành các nhà đầu tư ít thành công.

1. Cố chấp giữ những cổ phiếu thua lỗ trong khi chúng đang có rất ít giá trị và lý lẽ.

Đa số mọi người có thể tống khứ chúng ngay từ đầu, nhưng do họ là con người, nên họ đã để cho tình cảm chi phối. Bạn không muốn bị thua lỗ, nên bạn cứ chờ đợi và hy vọng, cho tới khi sự thua lỗ của bạn trở nên quá lớn và khiến bạn phải trả giá đắt. Tới nay, đây vẫn là sai lầm số một mà đa số các nhà đầu tư mắc phải; họ không hiểu rằng tất cả mọi cổ phiếu đều có tính đầu cơ cao và ẩn chưa rủi ro rất lớn. Bạn phải cắt giảm tối đa mọi khoản thua lỗ, không có ngoại lệ. Quy luật của tôi là luôn luôn tống khứ mọi khoản thua lỗ khi cổ phiếu nào đó rớt giá 7% hoặc 8% so với giá mua. Việc tuân thủ theo quy luật đơn giản này sẽ đảm bảo bạn còn tồn tại được đến ngày hôm sau để tiếp tục đầu tư vào những cơ hội trong tương lai.

2. Mua một cổ phiếu đang rớt giá, việc làm đảm bảo sẽ đem lại những kết quả tồi tệ.

Một cổ phiếu đang xuống giá và có vẻ là một muốn hời thật sự bởi lẽ nó rẻ hơn so với giá của nó vài tháng trước. Một người quen của tôi từng mua cổ phiếu International Harvester vào tháng 03 năm 1981 tại mức giá 19 đô la vì nó đã giảm giá mạnh. Đây là lần đầu tiên anh ta đầu tư và anh ta đã phạm một sai lầm kinh điển của các “tay mơ”: Anh đã mua một cổ phiếu tại mức gần đáy với giá của nó trong năm. Về sau, anh ta phát hiện ra công ty nay đang gặp rắc rối nghiêm trọng và có khả năng bị phá sản. Vào cuối năm 1999, một người phụ nữ trẻ mà tôi quen biết đã mua cổ phiếu của Xerox khi nó rớt giá trầm trọng xuống một đáy giá mới tại mức 34 đô la và có vẻ thật rẻ. Một năm sau nó được bán với giá chỉ 6 đô la. Tại sao lại bắt một con dao đang rơi xuống?

3. Cân đối giảm thay vì cân đối tăng.

Nếu bạn mua một cổ phiếu tại mức giá 40 đô la rồi sau đó mua thêm khi nó rơi xuống giá 30 đô la để cân đối mức lỗ của bạn, bạn đang theo chân những kẻ thất bại và ném tiền vào nơi tồi tệ. Chiến lược nghiệp dư này có thể gây ra sự thua lỗ trầm trọng và kéo trương mục đầu tư của bạn xuống vực sâu cùng với vài kẻ thất bại thảm hại.

4. Mua lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì số lượng nhỏ cổ phiếu giá cao.

Nhiều người nghĩ rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu mua số lượng hàng trăm hoặc hàng nghìn cổ phần. Điều này tạo cho người ta cảm giác rằng họ đang mua được nhiều hơn với số tiền của mình. Tốt hơn họ nên mua 30 hoặc 50 cổ phần có giá cao của những công ty đang thể hiện thành tích tốt. Hãy suy nghĩ theo số tiền mà bạn đầu tư thay vì số cổ phần bạn có thể mua. Hãy mua mặt hàng tốt nhất có thể, chứ không phải mặt hàng rẻ nhất. Nhiều nhà đầu tư không cưỡng lại nổi trước những cổ phiếu 2 đô la, 5 đô la, hoặc 10 đô la. Nhưng đa số các cổ phiếu được bán ở mức giá 10 đô la hoặc thấp hơn đều có lý do giải thích cho sự rẻ mạt của chúng. Hoặc là chúng đã tỏ ra kém cỏi trong quá khứ hoặc là chúng đang gặp rắc rối ngay trong hiện tại. Cổ phiếu cũng như mọi thứ hàng hoá khác: Mặt hàng tốt nhất không bao giờ có mức giá rẻ nhất, hay nói cách nôm na là “tiền nào của ấy”.

5. Muốn kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng.

Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà thiếu sự chuẩn bị thiết yếu, nghiên cứu những phương pháp hợp lý nhất, hoặc thu thập những kỹ năng và kỷ luật nền tảng có thể khiến bạn té nặng. Nhiều khả năng bạn sẽ nhảy vào một cổ phiếu nào đó quá vội vàng và sau đó lại quá chậm trong việc cắt giảm thua lỗ khi bạn phạm sai lầm.

6. Mua dựa trên những lời mách nước, tin đồn, tuyên bố tách cổ phần, và những tin tức, sự kiện, câu chuyện, lời khuyên của dịch vụ cố vấn, hoặc những quan điểm cá nhân khác mà bạn nghe được từ những người tự xưng là chuyên gia thị trường chứng khoán trên truyền hình.

Nói cách khác, nhiều người quá dễ dàng mạo hiểm tiền mồ hôi nước mắt của mình theo lời người khác, thay vì bỏ thời gian để học tập, nghiên cứu, và biết chắc việc họ đang làm. Kết quả là, mách nước mà bạn nghe được đơn giản không phải là sự thật. Ngay cả nếu chúng là sự thật chăng nữa, trong đa số trường hợp cổ phiếu liên quan sẽ giảm giá chứ không lên giá.

7. Chọn cổ phiếu hạng hai vì cổ tức cao hoặc P/E thấp.

Cổ tức và P/E không quan trọng bằng tỉ lệ tăng trưởng EPS. Trong nhiều trường hơp, một công ty càng trả cổ tức cao bao nhiêu thì có thể thấy nó càng yếu bấy nhiêu. Có thể công ty đó phải vay nợ lãi suất cao để đổ đầy các quỹ chi trả dưới hình thức cổ tức. Những công ty đang hoạt động tốt thường sẽ không chi trả cổ tức. Thay vào đó, họ sẽ đầu tư nguồn vốn của mình vào công tác nghiên cứu và phát triển hoặc những hoạt động cải tiến khác. Ngoài ra, nên nhớ rằng bạn có thể mất số tiền bằng một kỳ cổ tức chỉ trong vòng một hoặc hai ngày giao động của giá cổ phiếu. Còn về P/E, một tỉ số P/E thấp có thể là vì thành tích của công ty đó trong quá khứ quá kém cỏi. Đa số cổ phiếu đều được bán đúng với giá trị thật của chúng tại thời điểm đó.

8. Không bao giờ bước chân được khỏi vạch xuất phát có thể là do tiêu chuẩn lựa chọn kém và không biết chính xác mình phải tìm kiếm điều gì ở một công ty thành công.

Nhiều người mua những cổ phiếu hạng tư, “hoàn toàn không có gì đáng chú ý”, đang vận động không tốt, có mức tăng trưởng lợi tức, doanh thu và lợi suất trên vốn cổ phần đáng đặt dấu hỏi, và không phải là những cổ phiếu dẫn dắt thị trường thật sự. Nhũng người khác thì quá tập trung vào các cổ phiếu công nghệ cao nặng tính đầu cơ hoặc có chất lượng thấp và nhiều rủi ro.

9. Mua nhũng tên tuổi “lão làng” mà bạn đã quen thuộc.

Chỉ vì bạn đã từng làm việc cho General Motors không nhất thiết biến nó thành một cổ phiếu tốt để mua. Phần nhiều những mục tiêu đầu tư tốt nhất sẽ là những cái tên mới lạ mà bạn chưa từng biết, nhưng với một số cuộc nghiên cứu nho nhỏ, bạn có thể phát hiện ra và kiếm lời từ chúng trước khi chúng trở thành những tên tuổi lớn.

[ Còn nữa ]

Nguồn: Tổng hợp

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả