menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Thị Lâm Oanh

Lý do nào khi ngân hàng dồn dập phát hành trái phiếu gần đây

Lo đảo nợ, rót vốn "sân sau"

Số liệu của Hiệp hội trái phiếu Việt Nam cho thấy, 8 tháng đầu năm, thị trường ghi nhận 490 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 308.517 tỷ đồng. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại vẫn là bên phát hành lớn nhất thị trường với tổng giá trị phát hành 116.100 tỷ đồng.

Thông thường, các ngân hàng sau khi huy động vốn từ các kênh (trái phiếu, tiền gửi…) cũng không thể đem cho vay ngay lập tức được vì còn có quá trình tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ… Ngoài ra, các ngân hàng cũng thường xuyên phải giữ lại một tỷ lệ vốn nhất định để duy trì thanh khoản. Trong thời gian đó, các ngân hàng đương nhiên không muốn tiền “nằm chết” một chỗ mà sẽ phải để tiền ở một kênh nào đó có thể sinh lợi, trong đó có trái phiếu.

Trên thực tế, khi mua trái phiếu thì vốn của ngân hàng không bị “đóng cứng” vào đó như một khoản cho vay mà khi có nhu cầu vốn, họ vẫn có thể giao dịch chuyển nhượng, chiết khấu, cầm cố… để rút vốn về. Theo đó, các ngân hàng đầu tư trái phiếu sẽ cần phải phân loại trái phiếu tùy theo tính thanh khoản để xác định độ “lỏng” (khả năng chuyển thành tiền) của tài sản.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Kinh doanh thuộc Công ty chứng khoán Mirae Asset, nguyên nhân khiến các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu là do nhu cầu tăng vốn trung, dài hạn và tăng vốn cấp 2 để đảm bảo yêu cầu an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, việc ngân hàng tăng cường phát hành và mua chéo trái phiếu lẫn nhau là do một số nguyên nhân như: một số ngân hàng đang thừa vốn, khó tăng trưởng cho vay, nên tìm đến các kênh đầu tư khác, trong đó có trái phiếu.

Bên cạnh đó là đáp ứng nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng hiện nay, khi vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đa phần còn mỏng, tín dụng tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu khiến tỷ lệ an toàn vốn luôn trong tình trạng cần “gia cố”.

Một nguyên nhân khác là từ năm 2020 đến nay, việc áp dụng giãn, hoãn trả nợ theo Thông tư 01 và Thông tư 03 nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 khiến một lượng lớn dòng tiền chưa thể về ngân hàng, dẫn đến việc một số ngân hàng bị thiếu hụt vốn và phải tăng phát hành trái phiếu riêng lẻ để bù đắp.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc ngân hàng ào ạt mua trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua không loại trừ mục đích đảo nợ, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp thân hữu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại