menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thái Khang

Lý do để các công ty châu Âu chọn Việt Nam là điểm đến mới

Theo trang DW ngày 8/6, những yếu tố như căng thẳng địa chính trị và chi phí cao hơn đang đẩy các công ty lớn tìm kiếm các địa điểm sản xuất thay thế. Hoạt động kinh tế sôi động của Việt Nam trong những năm gần đây là yếu tố thu hút sự chú ý của các công ty châu Âu.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia châu Á không rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế mạnh trong đại dịch COVID-19 trong năm 2020 và 2021. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm nay, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khoảng 5,5%.

Kết quả hoạt động kinh tế của Việt Nam trong và sau đại dịch đã thu hút sự chú ý của một số công ty lớn của châu Âu. Nhà cung cấp động cơ tự động hóa Brose của Đức, có 11 nhà máy ở Trung Quốc, hiện đang quyết định một địa điểm sản xuất mới giữa Thái Lan và Việt Nam.

Trước đó, tháng 12/2021, hãng sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch đã thông báo sẽ xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở gần Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), một trong những dự án đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Việt Nam cho đến nay.Ông Daniel Müller, Giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương của Đức cho biết: “Hiện có vẻ như các công ty quy mô vừa đang ngày càng nỗ lực để xâm nhập vào thị trường Việt Nam hoặc đang ngày càng muốn đưa các hoạt động của họ ra khỏi Trung Quốc nhiều hơn”.

Tại sao các công ty châu Âu muốn rời khỏi Trung Quốc?

Các công ty châu Âu đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho Trung Quốc vì một số lý do:

Trong những năm gần đây, lương của người Trung Quốc tăng cao khiến Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất giá rẻ.

Theo Moody's Analytics, mức lương trung bình hàng năm ở Trung Quốc đã tăng từ khoảng 5.120 euro (5.400 USD) năm 2010 lên 13.670 euro vào năm 2020.

Năm 2022, chính sách “Không COVID” của Bắc Kinh đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn khi hoạt động sản xuất “gần như đình trệ” trong các thành phố bị phong tỏa. Chính điều này đã làm lung lay niềm tin của các công ty EU tại Trung Quốc như một địa điểm sản xuất đáng tin cậy.

Thành phố Thượng Hải chỉ mới được mở cửa trở lại gần đây sau nhiều tháng bị phong tỏa, trong khi nhiều khu vực ở thủ đô Bắc Kinh cũng bị đóng cửa trong nhiều tháng.

Tất cả những điều này đã làm suy yếu nền kinh tế và những cảnh báo đã được đưa ra rằng GDP của Trung Quốc có thể giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng trong năm nay. Theo WB, trong 3 tháng đầu năm 2022, GDP của Trung Quốc tăng 4,8%, thấp hơn mục tiêu chính thức là 5,5%.

Phát biểu với tập đoàn truyền thông DW, ông Raphael Mok, đứng đầu khu vực châu Á tại Fitch Solutions, cho biết: “Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, chúng tôi đã thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong phân khúc sản xuất sử dụng nhiều lao động, bắt đầu chuyển ra khỏi Trung Quốc đến các quốc gia khác có chi phí thấp hơn trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam”. Đồng thời, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Cùng với mức lương thấp hơn ở Trung Quốc, Việt Nam có tầng lớp trung lưu tăng nhanh và cũng đang đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.

EU và Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định thương mại tự do vào năm 2020, trong đó có hiệp định đầu tư, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Thương mại song phương đã tăng lên 49 tỷ euro vào năm 2021, tăng mạnh so với mức 20,8 tỷ euro vào năm 2012, năm bắt đầu các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Một báo cáo của Germany Trade & Invest, một nền tảng nghiên cứu và tư vấn, chỉ ra rằng các hiệp định này cũng giúp các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động mua sắm công tại Việt Nam. Theo EVIPA, tỷ lệ sở hữu tối đa của nước ngoài trong các ngân hàng thương mại đã tăng từ 30% lên 49%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả